Triển lãm nhắc nhở Đà Nẵng vẫn chưa... vẹn toàn
Tuesday, March 25, 2014 10:56 AM GMT+7
“Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa từ ngày 19/01/1974 dẫn tới một thực tế TP Đà Nẵng tuy được giải phóng vào ngày 29/03/1975 nhưng Đà Nẵng vẫn nhức nhối nỗi đau: Hoàng Sa còn bị ngoại bang chiếm đóng!”

Đó là phát biểu của ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng tại lễ khai mạc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” tổ chức sáng 24/03 tại trường Đại học Đông Á, trưng bày 70 bản đồ, tư liệu, hiện vật thể hiện sinh động, sâu sắc chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Lễ khai mạc triển lãm "Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam" tại Đại học Đông Á sáng 24/03 (Ảnh: HC)

Theo ông Bùi Văn Tiếng, đây không chỉ là hoạt động chính trị chào mừng 39 năm ngày giải phóng Đà Nẵng (29/03/2014) và giản phóng miền Nam (30/04/2014) mà còn là, và chủ yếu là, để tưởng niệm 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực. Trong số rất nhiều đảo lớn nhỏ gắn bó máu thịt với tất cả người dân Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài như Trường Sa, Vân Đồn, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc… thì “như duyên phận lịch sử, người Đà Nẵng gắn bó nhiều hơn với quần đảo Hoàng Sa”.

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng phát biểu tại lễ khai mạc

Ông Bùi Văn Tiếng lý giải, nói “duyên phận lịch sử” bởi không tính giai đoạn trước đó kéo dài hàng mấy thế kỷ, chỉ tính từ ngày 13/07/1961, khi quần đảo Hoàng Sa trở thành một đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi “Định Hải” cho đến nay, tức hơn nửa thế kỷ qua, chính quyền Đà Nẵng đã thay mặt Chính phủ trung ương liên tục thực hiện quần quản lý nhà nước đối với quần đảo này.

Sinh viên Đại học Đông Á trao tặng Bảo tàng Đà Nẵng bức tranh cát hình bản đồ Việt Nam do các bạn kỳ công thực hiện

“Nói duyên phận lịch sử còn bởi Đà Nẵng là địa phương duy nhất trong cả nước có nguyên một huyện – huyện đảo Hoàng Sa – đã bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm từ ngày 19/01/1974. Và sự kiện này dẫn tới một thực tế là TP Đà Nẵng tuy được giải phóng vào ngày 29/03/1975 nhưng Đà Nẵng vẫn còn nhức nhối nỗi đau: Hoàng Sa còn bị ngoại bang chiếm đóng” – ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh.

 

Đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Đà Nẵng tham quan triển lãm "Quần đảo Hoàng Sa - Chủ quyền của Việt Nam"

Trong số có 17 tư liệu, 07 ảnh, 32 bản đồ Hoàng Sa, 04 phiên bản atlat và 10 tài liệu khác liên quan đến quần đảo Hoàng Sa được trưng bày tại cuộc triển lãm lần này, có không ít bản đồ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vừa mới vẽ, mới xuất bản vào những thập niên đầu thế kỷ 20, cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc nằm ở đảo Hải Nam, ngay trên một vĩ độ được xác định chính xác đến từng phút, từng giây.

Cán bộ Bảo tàng Đà Nẵng nhiệt tình giới thiệu các bản đồ, tư liệu, hình ảnh trưng bày tại cuộc triển lãm

“Đương nhiên phía Nam của vĩ độ ấy hoàn toàn không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, càng không có cái gọi là “đường lưỡi bò” – một sản phẩm của hư cấu tưởng tượng không thể nói lên bất cứ điều gì ngoài hai từ “phi lý” và “tham vọng” – ông Bùi Văn Tiếng nói.

Sau khi đọc đoạn trích Tuyên bố của đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị San Francisco (1951): "... Vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa..."
nhiều giảng viên, sinh viên Đại học Đông Á đã dùng điện thoại ghi lại

Tại cuộc triển lãm, người xem còn được chứng kiến những sự vụ lệnh của cơ quan hành chính, quân sự có thẩm quyền điều động các nhân chứng hiện còn đang sống ngay tại Đà Nẵng ra thực thi công vụ tại Hoàng Sa, trong đó có không ít người từng có mặt trên quần đảo thân yêu của Tổ quốc khi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép toàn bộ Hoàng Sa. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, rất nhiều người của chúng ta đã bị Trung Quốc giết hại, nhiều người khác bị bắt đưa về giam giữ ở đảo Hải Nam…

Sinh viên Đại học Đông Á xem rất chăm chú các bản đồ...

Đặc biệt, tại cuộc triển lãm, lần đầu tiên các giảng viên, sinh viên Đại học Đông Á được tận mắt thấy bản sao (làm tại đảo Pattle, tức Hoàng Sa, ngày 28/06/1940) giấy chứng sinh số 666 của bà Mai Kim Quy (con ông Mai Xuân Tập, nhân viên khí tượng, và bà Nguyễn Thị Thắng, nội trợ), sinh lúc 15h ngày 07/12/1939 tại đảo Pattle (Hoàng Sa) do phái đoàn của Cộng hòa Pháp thuộc nước An Nam tại đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa) cấp, với hai người làm chứng trên đảo là Nguyễn Tăng Chuẩn (bác sĩ Đông Dương) và Đỗ Đức Mùi (Giám đốc Đài phát thanh).

và các tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

“Điều này cho thấy không chỉ có người Việt Nam được cử ra Hoàng Sa thực thi công vụ mà còn có cả những người Việt Nam được sinh ra ngay trên quần đảo này. Đây là những bằng chứng vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý góp phần khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam như chính chủ đề của cuộc triển lãm!” – cán bộ Bảo tàng Đà Nẵng nhấn mạnh khi giới thiệu về các tư liệu trưng bày tại cuộc triển lãm.

Sau khi cán bộ Bảo tàng Đà Nẵng giới thiệu tư liệu giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy được sinh ra ngay trên đảo Hoàng Sa...
nhiều bạn trẻ đã đến xem cho thật tường tận
Nhân viên bảo vệ của Đại học Đông Á cũng tranh thủ chụp hình tư liệu rất đặc biệt này

Theo ông Bùi Văn Tiếng, chính vì Hoàng Sa luôn ở trong tâm thức và trực cảm của mình nên người Đà Nẵng hết sức quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ (và không chỉ riêng thế hệ trẻ) về chủ quyền thiếng liêng không thể tranh cãi của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng, đối với biển đảo của Tổ quốc nói chung, mà cuộc triển lãm “Quần đảo Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” tại trường Đại học Đông Á lần này, trước đó là Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng (tháng 1/2014) và sắp tới là Đại học Bách khoa Đà Nẵng (tháng 4/2014) là những ví dụ hết sức sinh động.

Nhiều người khác cũng quan tâm đến các tư liệu khác cũng vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý như các tờ sự vụ lệnh cấp cho những người được điều động ra thực thi công vụ tại quần đảo Hoàng Sa

Ông Bùi Văn Tiếng nêu rõ, suốt 40 năm qua, Hoàng Sa luôn đau đáu trong tấm lòng yêu thương và cái nhìn của người Đà Nẵng. Không chỉ đứng từ đất liền mở to đôi mắt trông về khơi xa để mong một ngày đứng từ huyện đảo Hoàng Sa nhìn về phía Tây ngắm mặt trời lặn xuống biển quê hương – cũng có nghĩa để nghĩ đến một ngày đòi lại được Hoàng Sa, mà người Đà Nẵng, cụ thể là ngư dân Đà Nẵng còn đứng trên những con thuyền đang bất chấp mọi trở lực, ngày đêm kiên cường hành nghề đánh bắt trên ngư trường truyền thống để dõi theo từng hòn đảo lớn, nhỏ thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của quê nhà mà hiện tạm thời chưa thể đặt chân lên đó.

Sinh viên Đại học Đông Á tìm hiểu các tài liệu tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam...

“Có thể nói, giờ đây lòng mỗi người Đà Nẵng lúc nào cũng luôn cháy bỏng một khát vọng: Phải đòi lại Hoàng Sa. Người Đà Nẵng bao giờ cũng luôn nhắc nhở mình và dạy con cháu: Huyện đảo Hoàng Sa thân yêu của mình vẫn đang bị ngoại bang chiếm đóng! Và, còn nhớ tức là chưa mất, chủ mất khi đã lãng quên. Mà muốn nhớ thì lòng mỗi người Đà Nẵng phải trở thành một Vọng Hải đài luôn đau đáu nhìn về phía khơi xa” – Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh.

Và chụp hình lưu niệm với hình tượng bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa

Đáp ứng những lời tâm huyết đó, ngay tại lễ khai mạc triển lãm, sinh viên Đại học Đông Á đã có những việc làm rất ý nghĩa như trao tặng Bảo tàng Đà Nẵng bức tranh cát hình bản đồ Việt Nam (kích thước 74x104cm, tỉ lệ 1/9.000) do chính các sinh viên kỳ công thực hiện, tỉ mỉ từ khâu chọn chất liệu, vẽ mẫu, phối màu cát… Đồng thực hiện tại sân trường dòng chữ “Hoàng Sa – Chủ quyền của Việt Nam” kích thước 1,2x7m được dánh từ gần 1.000 bức ảnh màu sưu tầm về Hoàng Sa, Trường Sa và các bài viết về chủ quyền biển đảo Việt Nam…

HẢI CHÂU

Theo Infornet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.