Giải mã những cột mốc chủ quyền - nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Kế hoạch chi tiết ‘bắt mạch’ biển Đông
Wednesday, August 06, 2014 6:16 AM GMT+7
Với kinh nghiệm thiết kế và xây lắp các giàn khoan dầu khí tại vùng mỏ Bạch Hổ ở độ sâu nước biển 50 m, Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro) đảm nhận xây dựng hai nhà giàn DK1 trên bãi cạn Tư Chính là nhà giàn Tư Chính A (gọi tắt là DK1-A hay DK1-1) và nhà giàn Tư Chính B (gọi là DK1-B).

 


Một nhà giàn ở vùng Tư Chính - Ảnh: Kiên Trung

Cùng lúc đó, hai nhà giàn DK1-3 và DK1-4 cũng được Bộ Giao thông vận tải xây dựng trên các bãi cạn Phúc Tần và Ba Kè.

Khảo sát Tư Chính

Đây được coi là bốn nhà giàn DK1 đầu tiên trên biển Đông thuộc quần đảo Trường Sa. Ý thức được vai trò quan trọng của các nhà giàn nên công tác xử lý nền móng được đặt lên hàng đầu để đảm bảo tính bền vững của nhà giàn trước các cơn bão lớn.

Các kỹ sư thiết kế của Viện Nghiên cứu khoa học và thiết kế của Vietsovpetro -  NIPI, trên cơ sở các bản đồ hàng hải và mặt bằng khu vực Tư Chính đã tìm và xác định vị trí thích hợp cho công tác khảo sát sơ bộ khu vực dự kiến xây dựng các nhà giàn DK1.

 

 
 

“Thuyền trưởng tàu NPK - 547 được giao nhiệm vụ đưa tàu Singapore sửa chữa nhưng khi ra khỏi lãnh hải Việt Nam thì rẽ sang hướng Đông để thẳng tiến đến Trường Sa như dự định”, ông Đặng Hữu Quý - nguyên Chủ nhiệm Thiết kế công trình nhà giàn DK1 - nhớ lại.

 

Vietsovpetro cũng điều tàu Phú Quý tiếp cận bãi Tư Chính, đo đạc sơ bộ địa hình, bình đồ đáy biển khu vực các bãi ngầm, dựa trên cơ sở hướng bão, thủy triều và dòng chảy phác thảo, tính toán nhiều mô hình kết cấu nhà giàn sử dụng cọc thép, rồi đưa ra các biện pháp thi công ngoài biển với mục tiêu tiến độ phải nhanh, bí mật, đảm bảo chất lượng và an toàn công trình.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Vietsovpetro đã kiến nghị thực hiện xây dựng hai nhà giàn theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1, xây nhà giàn Tư Chính DK1-A, đồng thời thực hiện khảo sát kỹ thuật khu bãi ngầm Tư Chính bao gồm đo đạc các thông số khí tượng hải văn và khoan địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà giàn DK1-B

Giai đoạn 2, hiệu chỉnh thiết kế nền móng và hoàn thành xây dựng nhà giàn DK1-B ngay trong năm 1989.

Với bốn nhà giàn đầu tiên, Vietsovpetro sử dụng phương pháp đóng cọc thép vào san hô rồi đổ bê tông thành một khối với san hô.

Kế hoạch ứng phó tàu Trung Quốc

Theo ông Ngô Thường San, lúc này mọi kế hoạch xây dựng nhà giàn DK1 phía Việt Nam đều chủ động và được sự ủng hộ của từ phía Nga trong liên doanh Vietsovpetro.

 


Phần lớn các nhà giàn được xây dựng trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt. Trên là một nhà giàn ở bãi Ba Kè - Ảnh: Trung Hiếu

Tuy nhiên, lúc này có một tình huống khó xử phát sinh là toàn bộ thuyền trưởng và máy trưởng các con tàu NPK-547, Sao Mai 01 được điều ra khu vực xây dựng nhà giàn đều do người Nga đảm nhiệm.

“Người Nga sang đây chỉ có nhiệm vụ hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí nên chúng tôi cũng lo lắng khi đưa họ ra Trường Sa. Chưa kể kế hoạch xây dựng nhà giàn DK1 được giữ bí mật, mình có nên thông báo cho họ biết không?”, ông San kể.

Sau khi triệu tập cuộc họp kín với Ban Dự án DK1, đích thân ông San đã thông báo với ông Vovk - Tổng giám đốc Vietsovpetro thời đó - và đạt được nhất trí là nên thông báo cho các thuyền trưởng, máy trưởng người Nga.

Đồng thời Ban dự án DK1 cũng đưa ra các phương án đề phòng tình huống bất trắc xảy ra như:

Trang bị 10 xuồng cứu sinh cho tàu NPK-547, bố trí đầy đủ 100% phao cứu sinh cho các cán bộ chỉ huy và công nhân xây lắp, bộ đội, hải quân trên tàu, đề phòng các tình huống.

Bố trí loa phóng thanh ghi âm bằng tiếng Việt, tiếng Nga về mục đích dân sự khảo sát dầu khí để tuyên truyền khi tàu Trung Quốc gây hấn.

Cả ba con tàu ra xây dựng nhà giàn đều kéo cờ đỏ sao vàng Việt Nam khi thực hiện công tác xây dựng các nhà giàn DK1 ở vùng Tư Chính.

Trong trường hợp tàu Trung Quốc kéo đến gần và có hành động khiêu khích, sẽ kéo thêm cờ Nga trên tàu NPK-547 và phát loa phóng thanh tuyên truyền. Giao cho ban điều độ vận tải biển giữ liên lạc 24/24 với chỉ huy tàu NPK-547.

Hằng ngày, vào lúc 16 giờ, ê kíp xây dựng nhà giàn DK1 phải báo cáo trực tiếp về đất liền cho tổng chỉ huy Ngô Thường San để kịp thời chỉ đạo khi có tình huống phát sinh, khẩn cấp.

Tất cả được gút để đúng 10 giờ ngày 20/06/1989, “đội đặc nhiệm” xây dựng nhà giàn DK1 của Vietsovpetro khởi hành đi ra Trường Sa trong một ngày báo hiệu thời tiết đầy sóng gió.

Âm thầm ra đi

Đoàn công tác xây dựng nhà giàn DK1 gồm ba tàu là tàu NPK-547, Sao Mai 01 và tàu kéo Phú Quý ra Trường Sa mang theo 55 thành viên thủy thủ, kỹ sư và đội công nhân xây lắp.

 


Dần dần các nhà giàn được thiết kế cho phù hợp với điều kiện sống của chiến sĩ hải quân. Rau xanh được trồng ở nhà giàn DK1 - Ảnh: Kiên Trung

Ông Nguyễn Trọng Nhưng làm trưởng đoàn kiêm chỉ huy trưởng ở thực địa. Ông Đặng Hữu Quý và ông Larionov làm phó chỉ huy trưởng. Phụ trách thi công là ông Trần Thanh Quang và phụ trách khảo sát là ông Lâm Quang Chiến.

Nhà giàn DK1 với bốn ống trụ bằng thép cao 35 m được chế tạo sẵn trên bờ, lắp thành ba khối trên mặt boong tàu NPK - 547.

Ông Ngô Thường San cho hay kế hoạch xây nhà giàn tuyệt đối bí mật nên tàu rời cảng khi công trường vắng người. Đích thân Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Đào Đình Luyện và lãnh đạo Vietsovpetro có mặt ở cảng tiễn chân, dặn dò anh em.

“Có thể coi nhiệm vụ xây dựng nhà giàn lúc đó rất nguy hiểm. Thành viên trong đoàn ra đi hoàn toàn bí mật. Thậm chí một số thành viên trong đoàn không biết mình đang đi đâu, vì nhiệm vụ gì”, ông San kể.

Trực tiếp có mặt trên chuyến tàu đầu tiên ra Trường Sa, ông Đặng Hữu Quý cho biết buổi lễ tiễn đoàn ra đi diễn ra không ồn áo nhưng không kém phần trang nghiêm.

“Hôm đó trời có mưa và gió, chúng tôi lưu luyến và bịn rịn như tiễn những người thân mình ra trận và luôn chúc nhau thành công, chờ thắng lợi. Chúng tôi cũng không quên dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ tới các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng nơi biển đảo”, ông Quý nói.

Để đánh lạc hướng Trung Quốc, thuyền trưởng tàu NPK-547 thông báo sẽ đưa tàu sang Singapore sửa chữa nhưng khi ra khỏi lãnh hải Việt Nam lại lệnh cho tàu rẽ sang hướng Đông thẳng tiến đến Trường Sa như định trước.

Ông Nguyễn Trọng Nhưng cho hay lúc này vừa mới xảy ra sự kiện Gạc Ma nên tình hình biển Đông rất phức tạp. Trung Quốc có thể cho tàu quậy phá không cho Việt Nam xây dựng nhà giàn.

Về phía Việt Nam cũng có kế hoạch bảo vệ các tàu Vietsovpetro ra Trường Sa thi công. Mọi kế hoạch xây dựng nhà giàn đều được lên kế hoạch chi tiết ở bờ nhưng thực tế vẫn có nhiều nguy hiểm khó lường.

Ông Nhưng kể: “Lúc đó Bộ Quốc phòng yêu cầu việc thi công làm sao phải nhanh, gọn và đảm bảo an toàn. Phía liên doanh Vietsovpetro cũng yêu cầu làm sao đảm bảo tính mạng cho các kỹ sư, công nhân tham gia xây dựng nhà giàn”. (Còn tiếp)

Trung Hiếu

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.