Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Đảo hóa để bài binh bố trận
Friday, March 20, 2015 6:59 AM GMT+7
Học giả Greg Poling đến từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) vừa lên tiếng cảnh báo, công trình bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc tại Biển Đông đang được triển khai nhanh hơn dự kiến và việc này đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông Greg Poling cũng cho rằng, Bắc Kinh đang gia tăng xây dựng tại hầu hết các bãi đá và khu vực mà nước này chiếm đóng; và Trung Quốc sẽ mạnh tay hơn nữa để buộc các quốc gia tuyên bố chủ quyền phải rời khỏi những khu vực đang sở hữu hoặc “xí phần” đối với những đảo đá chưa có nước nào chiếm đóng.

Mưu đồ xấu ở Biển Đông

Ngày 13/03, giới truyền thông Đài Loan dẫn tin từ Guancha Syndicate có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc cho biết, bất chấp sự phản đối của Mỹ, Philipines và các quốc gia láng giềng, Bắc Kinh vẫn xây dựng một đường băng phi pháp tại bãi đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo những hình ảnh từ vệ tinh (chụp hôm 10/03), có một vệt dài, thẳng nằm ở mé Đông Bắc bãi đá Chữ Thập và đây là đường băng sân bay.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Viện các nước Á - Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov (Nga) vừa tiến hành hội thảo về Đông Nam Á, trong đó có đề cập tới những hành động xây dựng trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại các bãi đá ngầm ở Biển Đông. Một số học giả còn cho rằng, Trung Quốc đang có những bước đi nguy hiểm ở Biển Đông khi chiếm đóng trái phép các bãi đá ngầm ở những vị trí quan trọng và cải tạo chúng thành đảo nhân tạo. Và việc lấn biển, xây đảo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm cung cấp điểm tiếp tế cho tàu sân bay và thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Hình ảnh Trung Quốc xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông trên truyền hình Nhật Bản

Theo nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin, những rạn san hô trước kia không thể coi là đảo (bởi ở đó không đủ các điều kiện sinh hoạt, đặc biệt là thiếu nước ngọt), kể cả sau khi Trung Quốc đảo hóa với diện tích đáng kể. Ông Grigory Lokshin cũng nhấn mạnh, các hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đã xác định rõ những gì có thể hay không thể coi là một hòn đảo. Theo học giả Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, cách làm của Trung Quốc hoàn toàn vô nghĩa vì UNCLOS chỉ thừa nhận tính pháp lý của những hòn đảo được tạo nên một cách tự nhiên, chứ không phải đảo nhân tạo.

Còn theo nhận định của Tiến sĩ Alexander Vuving đến từ Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương (Mỹ), Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát đối với các điểm chiến lược, rồi biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ Biển Đông, khu vực được coi là “yết hầu của các tuyến đường hàng hải quốc tế”.

Ngày 09/03, tờ Tin tức Trung Quốc dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn chuyên gia an ninh mạng và thông tin hóa hải quân, Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, năng lực thông tin của Trung Quốc ở Biển Đông yếu, do đó phải xây dựng trạm radar cỡ lớn ở Biển Đông, đồng thời hoàn thiện công trình thông tin và công trình nghe lén tương ứng.Trong khi đó ngày 11/03, trang tin điện tử EPI đăng bài “Biển Đông: Nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế” do Giáo sư luật Erik Franck, thành viên của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) chủ trì. Theo đó, “đường lưỡi bò” được Trung Quốc đưa ra năm 2009 thiếu cơ sở pháp lý bởi cho đến nay Bắc Kinh vẫn chưa viện dẫn được tài liệu nào để chứng minh cho yêu sách của mình.

Khi trả lời phỏng vấn Tạp chí Wall Street Journal (Mỹ), ông James Hardy, biên tập viên chuyên trách Châu Á - Thái Bình Dương của Tạp chí IHS Jane’s (Anh) cho rằng, việc xây dựng các đảo nhân tạo của Bắc Kinh tại Biển Đông là một chiến dịch được lên kế hoạch kỹ lưỡng, có phương pháp cụ thể nhằm tạo ra chuỗi pháo đài có cả sức mạnh hải quân lẫn không quân và chúng sẽ đóng vai trò như các trạm tiếp nhiên liệu và hậu cần cho hải quân và không quân Trung Quốc tuần tra tại khu vực này.

Bác đề nghị cùng kỷ niệm

Theo giới truyền thông Mỹ, Đài Loan vừa công khai từ chối đề nghị của Trung Quốc trong việc cùng tham dự những hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Bởi nhiều người Đài Loan hiện coi Nhật Bản là một hình mẫu và không tin Trung Quốc. Trước đó, tờ Want Daily vừa dẫn lời tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, theo đó ông Ashton Carter muốn hỗ trợ hải quân Đài Loan cải thiện khả năng chiến đấu dưới nước, nhất là khi Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo nhằm đối đầu với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ông Ashton Carter được cho là có mối quan hệ thân mật với Đài Loan hơn so với những người tiền nhiệm bởi tân Bộ trưởng Quốc phòng từng thăm Đài Bắc khi là học giả của Đại học Havard và từng gặp người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu. Được biết, trong 7 năm nắm quyền của ông Mã Anh Cửu, Mỹ đã bán 3 lô vũ khí cho Đài Loan với tổng trị giá 18,3 tỉ USD.

Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ biên chế tàu hộ vệ hạng nhẹ Tín Dương số hiệu 501 Type 056 cho Hạm đội Bắc Hải

Ngày 10/03, trang mạng sina.com của Trung Quốc cho biết, Hạm đội Nam Hải vừa điều 2 tàu đổ bộ (Nga Mi Sơn số hiệu 991 và Đan Hà Sơn số hiệu 934, đều thuộc tàu đổ bộ Type 072 III lớp Ngọc Đình) tham gia diễn tập trên biển. Trước đó (09/03), mạng Quan sát (Trung Quốc) cho biết, tàu hộ vệ hạng nhẹ thế hệ mới Tín Dương (tàu hộ vệ tên lửa Type 056 thứ 17) do Bắc Kinh tự nghiên cứu chế tạo đã biên chế cho Hải quân Trung Quốc (07/03). Điều đáng nói, Tín Dương là tàu chiến thế hệ thứ hai sử dụng số hiệu 501 của hải quân Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh đã chính thức thay thế tên gọi của loại tên lửa hành trình phóng từ đất liền Trường Giang-10 hay CJ-10 thành Đông Phong-10 hay DF-10. Tên lửa hành trình DF-10 được cho là có tầm bắn 1.500-2.500km (có thể đánh chìm chiến hạm cỡ 10.000 tấn) để tấn công tàu sân bay của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương. Và Trung Quốc đã có một phiên bản biến thể khác của DF-10 là KD-20 dùng để trang bị cho máy bay ném bom tầm xa của Không quân nước này như H-6K (đang trang bị tên lửa KD-20 có tầm bắn 2.000-2.200km).

Theo tờ Popular Science của Mỹ, tên lửa hành trình DH-10 có thể là loại vũ khí sát thương mạnh nhất và khó phát hiện nhất của Trung Quốc hiện nay. Bởi theo giới chuyên môn Mỹ, tên lửa DH-10 (có khả năng mang nhiều đầu đạn, kể cả đầu đạn hạt nhân hay nhiên liệu khí) đang nhận được nhiều sự chú ý hơn 2 loại tên lửa đạn đạo DF-15 và DF-21. Giới chuyên môn cũng cho rằng, Trung Quốc có thể tấn công các mục tiêu tại Thái Bình Dương như Hawaii bằng tên lửa hành trình DH-10 (có thể được dẫn đường bằng nhiều cách khác nhau như định vị vệ tinh, định vị quán tính, định vị mặt đất) được trang bị trên máy bay H-6K. Được biết, hiện Trung Quốc đang sở hữu ít nhất 100 tên lửa hành trình DH-10. Và thế hệ mới của DH-10 là tên lửa YJ-100, nhiều khả năng sẽ được sử dụng như một biện pháp để đáp lại tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ.

Ngày 11/03, tờ TV Zvezda (Nga) dẫn tuyên bố của Đô đốc Cecil Haney của Mỹ, Trung Quốc sẽ sớm giành vị trí thứ ba trong danh sách các cường quốc hạt nhân thế giới sau Mỹ và Nga, vượt qua Pháp. Bắc Kinh đang tăng cường sức mạnh tên lửa liên lục địa bằng cách phát triển hệ thống phóng lưu động mới, cùng tên lửa có khả năng mang nhiều đầu đạn. Theo phân tích của tờ Defense News, Mỹ đang cố gắng xác định hệ thống đường hầm giấu vũ khí hạt nhân và đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.