Trung Quốc giở giọng điệu ngông nghênh
Tuesday, March 24, 2015 7:09 AM GMT+7
Ngày 17/03, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản bác lại bằng chứng của Nhật Bản đối với chủ quyền tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Theo ông Hồng Lỗi, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư “không thể bị phủ nhận chỉ vì một vài người với vài tấm bản đồ”. Bởi trước đó (16/03), Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố tấm bản đồ xuất bản năm 1969 (trong tập bản đồ do Cục Khảo sát và Bản đồ Nhà nước Trung Quốc xuất bản năm 1969), trong đó cho thấy Bắc Kinh từng gọi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông bằng tiếng Nhật là Senkaku Gunto; và trong tấm bản đồ này, hòn đảo lớn nhất cũng được gọi tên theo tiếng Nhật là Uotsuri. Cũng trong năm 1969, Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo cho thấy, các vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể giàu dầu mỏ và khí đốt. Và Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ năm 1971. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida coi đây là “một dữ liệu có giá trị”.

Tổng Thư ký đảng Dân chủ Tự do Tanigaki Sadakazu

Cùng ngày 17/03, tờ The Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) cho rằng, Trung Quốc đã bộc lộ sự kiêu ngạo với lịch sử nhằm gây sức ép đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong những phát biểu của lãnh đạo cấp cao tại kỳ họp lưỡng hội (Chính hiệp và Quốc hội) vừa qua ở Bắc Kinh. Trước đó (16/03), tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) cho biết, mặc dù ngày 19/03, quan chức Trung - Nhật sẽ hội đàm về việc thiết lập “cơ chế liên lạc” để giải quyết những vụ tranh chấp trên không và trên biển, nhưng Tokyo vẫn đang tăng cường lực lượng quân sự để đối phó với những mối đe dọa từ Bắc Kinh. Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kenji Harada cho rằng, tình hình an ninh ở Đông Á ngày càng nghiêm trọng, đồng thời khuyến cáo, căng thẳng Nhật - Trung liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang leo thang tới ngưỡng nguy hiểm.

Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản từng khẳng định, việc Tokyo tăng cường sức mạnh quân sự (tăng từ 39,5 tỉ USD năm 2014 lên 41 tỉ USD trong năm 2015) là trọng tâm trong chính sách của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe nhằm ứng phó trước mối đe dọa quân sự từ Bắc Kinh. Ông Harada Kenji cũng nhấn mạnh, Tokyo phải sẵn sàng ứng phó sau khi Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc. Vẫn theo ông Harada Kenji, Trung Quốc đang áp dụng chiến lược “Chiến tranh thông tin”, “Chiến tranh tâm lý và Chiến tranh pháp lý” để vẽ lên bức tranh sai sự thật về Nhật Bản, khiến nhiều người lầm tưởng Tokyo vẫn theo chủ nghĩa quân phiệt như thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông Narushige Michishita, chuyên gia an ninh quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, cũng đồng tình với tuyên bố của ông Harada Kenji khi cho rằng, Tokyo tăng cường lực lượng quân sự là cần thiết để đối phó với những thách thức và đe dọa từ Trung Quốc.

Theo giới truyền thông, ngày 16/03, Tổng thư ký đảng Dân chủ Tự do (LDP), ông Tanigaki Sadakazu và Tổng Thư ký đảng Công minh mới, ông Inoue Yoshihisa cho biết, họ sẽ tới Bắc Kinh (từ 23 đến 25/03), để hội đàm với lãnh đạo cấp cao Ban đối ngoại Trung ương Đảng nhằm cải thiện quan hệ Nhật - Trung đang căng thẳng. Và từ 16 đến 17/3, tại Washington, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice để thảo luận về các vấn đề Đông Á và chuyến thăm Mỹ sắp tới của Thủ tướng Shinzo Abe. Tokyo và Washington đều bày tỏ quan ngại trước sự hiện diện ngày càng có chiều hướng gia tăng tại Đông Á của Bắc Kinh.

Bản đồ cổ của Trung Quốc chú thích quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng tiếng Nhật là Senkaku Gunto

Ngày 14/03, giới truyền thông Trung Quốc đã có nhiều bài viết đề cập tới cuộc hội đàm 2+2 giữa Nhật Bản và Pháp tại Tokyo hôm 13/03. Theo đó, Pháp là nước thứ tư ký Hiệp định trang bị quốc phòng với Nhật Bản (sau Mỹ, Anh và Australia). Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật - Pháp đã ký một số thỏa thuận liên quan tới phát triển tàu ngầm không người lái, thiết bị định vị thủy âm, người máy, máy bay trực thăng, hàng không vũ trụ... Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bày tỏ vui mừng trước việc Paris ủng hộ Tokyo sửa đổi Hiến pháp cho phép quân đội Nhật Bản cung cấp hỗ trợ cho quân đồng minh. Theo tờ The Washington Free Beacon, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã đặt mua 2 khu trục hạm trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ, tăng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22, và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa và 46 chiến đấu cơ tân tiến F-35, cùng máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Ngày 13/03, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Đại tá Lương Phương, Giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh chỉ tuần tra thường xuyên ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư là chưa đủ, mà cần phát triển vũ khí nhằm vào Tokyo. Bởi cho rằng, Nhật Bản không những muốn đóng quân ở đảo Yonaguni (cách đất liền Trung Quốc 130km và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 150km), mà còn yêu cầu Trung Quốc bỏ trang mạng chuyên về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngoài ra, bà Lương Phương còn cao ngạo cho rằng, các nước xung quanh Biển Đông là “nước nhỏ”, bên cạnh đó vũ khí “tương đối lạc hậu”, nên tất cả vũ khí của các nước này cộng lại chỉ cần huy động “Hạm đội Nam Hải cũng thừa khả năng trừng trị”!?

Theo Hãng tin Kyodo, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, sáng 16/03, 3 tàu cảnh sát biển Trung Quốc (2102, 2306 và 2350) đã xâm nhập vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây là lần thứ 7 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển này trong năm nay.

Theo giới quân sự Đài Loan, tại Châu Á - Thái Bình Dương đang có một cuộc khủng hoảng tên lửa giống những gì từng xảy ra ở Cuba trước đây và lần này 2 đối thủ là Nhật Bản và Trung Quốc. Bởi cho đến nay Nhật Bản đã đủ khả năng làm chủ cũng như chế tạo loại tên lửa chiến lược như M-V (hơn cả tên lửa LGM-118A Peacemaker của Mỹ và tên lửa R-39 Rif của Nga).

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.