Trung Quốc ôm mộng sản xuất tàu sân bay hạt nhân kiểu Mỹ
Tuesday, April 14, 2015 6:36 AM GMT+7
Trung Quốc đang theo đuổi giắc mơ sản xuất những chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của riêng mình khi cho ra mắt 3 mô hình tàu sân bay tương lai có thiết kế khác xa Liêu Ninh.

Mô hình tàu sân bay mới mang số hiệu CV-17, 18 và 19 hiện đang được trưng bày tại trung tâm Jinshuai Model Crafts ở tỉnh Quảng Đông. Trung tâm Jinshuai nằm gần với căn cứ của Hạm đội Nam Hải ở Trạm Giang, nên những mô hình ở đây chắc chắn sẽ cung cấp thông tin chi tiết và tin cậy về các mẫu tàu chiến mới của Trung Quốc.

Những mô hình mô phỏng thiết kế tương lai của các tàu sân bay Trung Quốc khác xa so với chiếc tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh, có số hiệu CV-16. Trên thực tế, Liêu Ninh vốn là con tàu được đại tu từ tàu Varyag nằm trong Dự án 11436 của Nga và được Bắc Kinh mua lại từ Ukraine. Sau giai đoạn nâng cấp tại xưởng đóng tàu Hải quân Đại Liên, Liêu Ninh đã gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm 2012.

Mô hình tàu sân bay tương lai CV-17 của Trung Quốc. 

Tạp chí National Interest dẫn lời chuyên gia quân sự Du Wenlong thuộc Học viện Nghiên cứu Khoa học quân sự nhận định Hải quân Trung Quốc cần ít nhất 3 tàu sân bay để sử dụng luân phiên. Trong khi, một chiếc làm nhiệm vụ thì một chiếc khác có thể tiến hành công việc diễn tập và chiếc thứ 3 đi bảo dưỡng. Sau khi 3 chiếc tàu sân bay mới hoàn thành, tàu Liêu Ninh nhiều khả năng sẽ chỉ đảm nhận nhiệm vụ huấn luyện.

Thông tin số của CV-17, 18 và 19

CV-17 vẫn giữ một vài đặc điểm giống với Liêu Ninh như boong cất cánh kiểu cầu bật. Theo mô hình, CV-17 có độ dài thân tàu là 315 m, rộng 75 m và tốc độ di chuyển là 31 knot (57 km/h). CV-17 có lượng giãn nước tiêu chuẩn là 65.000 tấn và giãn nước toàn tải 80.000 tấn. 

CV-17 có thể chở theo 70 chiếc máy bay hoạt động trên tàu sân bay bao gồm chiến đấu cơ J-15, trực thăng cảnh báo sớm trên không Ka-28, trực thăng hỗ trợ săn ngầm Z-9, trực thăng vận tải Z-8 và trực thăng cảnh báo sớm Ka-31. Ngoài ra, CV-17 còn được trang bị có 4 tên lửa phòng không HQ-16, tên lửa phòng không tầm gần HQ-10 cùng 4 khẩu súng tự động cỡ nòng 30 mm, v.v...

Hệ thống vũ khí và máy bay chiến đấu trên mô hình tàu CV-17. 

Khác với CV17, CV-18 và 19 lại có thiết kế hoàn toàn khác. Hai chiếc tàu này nhìn khá giống với tàu sân bay lớp Nimitz và Ford chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Giáo sư Andrew S Erickson thuộc Phòng Nghiên cứu chiến lược tại trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân Mỹ đã gọi đây là những tàu sân bay hạt nhân tự đóng đầu tiên của Trung Quốc, có thiết kế kiểu Mỹ, nhưng bổ sung các đặc điểm riêng của Trung Quốc.

Trong đó, CV-18 được thiết kế với chiều dài thân tàu là 330m và rộng 76m. Lượng giãn nước tiêu chuẩn là 88.000 tấn và giãn nước toàn tải là 101.800 tấn. Những thông số này gần giống với số liệu được tạp chí Jane nhắc tới hai con tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Nimitz và Ford của Mỹ. Chiều dài của tàu Nimitz là 332,9 m và rộng 76,8 m. Tàu sân bay Ford là 332,8 m chiều dài và 78 m chiều rộng. 

Ngoài ra, lâu nay, một số nguồn tin cho rằng CV-18 được biết đến với thiết kế tốc độ, kiểu dáng thân tàu và lò phản ứng gần giống với tàu sân bay Nimitz trong khi phần bề ngoài lại giống với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Tốc độ di chuyển của CV-18 là 33 knot (61 km/h). 

Ngoài các máy bay chiến đấu hoạt động tương tự như trên tàu CV-17, CV-18 còn được trang bị thêm khả năng tấn công máy bay không người lái (UAV). Theo đó, loại bỏ trực thăng cảnh báo sớm Ka-31, Trung Quốc sẽ trang bị các máy bay cảnh báo sớm tối tân JZY-01 trên CV-18.

Hệ thống vũ khí trên CV-18 cũng giống như trên CV-17 khi trang bị 6 pháo đơn nòng 30 mm và 4 tên lửa phòng không tầm gần HQ-10 và 4 hệ thống laze chống tên lửa. Tuy nhiên, trên mô hình của CV-18 mới chỉ gắn 2 tên lửa phòng không tầm gần HQ-10. 

Tàu CV-18 còn được trang bị khả năng tấn công máy bay không người lái. 

Còn đối với mô hình CV19, nó hoàn toàn giống với CV-18. Theo đó, CV-19 sẽ trở thành "tàu sân bay lớp Ford mang những đặc tính riêng của Trung Quốc" và sau đó được đóng thêm phần vỏ tàu.

Tuy nhiên, một vài sai sót đã được phát hiện trên mô hình này như vị trí đặt các bàn đạp hoặc máy phóng máy bay. Theo ông Erickson, lỗi kỹ thuật này xảy ra do kỹ sư Trung Quốc thiếu kiến thức trong việc đóng các tàu sân bay cỡ lớn.

Mặc dù, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến lớn quan trọng và được xếp ngang hàng với Nga trên nhiều lĩnh vực nhưng riêng ngành sản xuất động cơ đẩy, luyện kim thì Bắc Kinh vẫn đứng sau Moscow. Theo đó, Trung Quốc có thể nhập khẩu các động cơ diesel của Đức và Pháp hay tua bin chạy bằng khí đốt của Ukraine nhưng nước này vẫn tự phải sản xuất lò phản ứng hạt nhân trên các con tàu hải quân. Song, những yếu tố này hiện đang làm trong vòng giới hạn của Bắc Kinh.

Trung Quốc đóng tàu sân bay ở đâu?  

Theo thông tin từ các quan chức tỉnh Liêu Ninh, tàu CV-17 hiện đang trong quá trình sản xuất tại Đại Liên. Nhưng chắc chắn, CV-17 đang được đóng trong một cơ sở bí mật nếu không đã bị các vệ tinh nước ngoài phát hiện và ghi lại. Điển hình hồi tháng 10/2014, dịch vụ Google Earth chỉ ghi lại được hình ảnh về các con tàu thương mại đỗ tại Đại Liên. Ngay cả hoạt động tại các ụ nổi ở xưởng đóng tàu trên đảo Changxing ở Thượng Hải, cũng không có gì bất thường. 

Vậy câu hỏi lớn đặt ra là Trung Quốc sẽ cho đóng chiếc tàu sân bay lớp Ford của riêng mình ở đâu? Theo National Interest, đảo Changxing ở Thượng Hải được đánh giá là nơi thích hợp để Trung Quốc cho đóng tàu sân bay hạt nhân của mình. Dù những chiếc này được đóng ở đâu đi chăng nữa, chúng cũng sẽ trở thành những chiếc tàu sân bay đầu tiên được đóng bên ngoài cơ sở sản xuất tàu ngầm ở Hồ Lô đảo nằm trên biển Hoàng Hải. 

CV-19 được kỳ vọng trở thành "tàu sân bay lớp Ford mang những đặc tính riêng của Trung Quốc". 

Trong khi đó, Giáo sư Robert Rubel ở Đại học Hải quân Mỹ cho rằng: "Trung Quốc sẽ chỉ hao tiền tốn của khi theo đuổi sản xuất các tàu sân bay". 

"Trung Quốc có thể sản xuất những con tàu với chi phí rẻ hơn so với Mỹ nhưng theo thời gian, số tiền mà Bắc Kinh cần để duy trì hoạt động sẽ rất lớn. Ngoài ra, sự thiếu vắng một sở chỉ huy chiến lược hải quân toàn cầu như Mỹ, sẽ khiến những chiếc tàu sân bay cỡ lớn của Trung Quốc không thể hoạt động hiệu quả như của Mỹ. Những con tàu này sẽ chỉ được sử dụng để tham gia nhiệm vụ cứu trợ thảm họa thiên nhiên hoặc là thứ vũ khí để Bắc Kinh đe dọa các quốc gia láng giềng đang có tranh chấp quần đảo và lãnh hải với Trung Quốc và chỉ để phô trương thanh thế", ông Rubel nói thêm. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.

MINH THU (lược dịch)

Theo Infonet

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.