Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ucraina: Mỹ đang giăng bẫy Nga?
06 Tháng Năm 2014 7:50 SA GMT+7
Kích động bạo lực gia tăng tối đa tại miền Đông Ucraina để Nga đưa quân sang bảo vệ kiều dân của mình. Đó là cái bẫy đang được Mỹ giăng ra nhằm dụ Moskva lọt vào.

Mỹ đang giăng bẫy Nga?

Đụng độ giữa người biểu tình thân Nga và lực lượng dân tộc cực đoan ủng hộ chính quyền Kiev tại Odessa ngày 02/05

Tình hình bạo lực những ngày qua tại các tỉnh miền Đông và Nam Ucraina đã gia tăng một cách đáng lo ngại. Mỗi ngày có hàng trăm người chết từ cả hai phía, thành phần thân Nga và lực lượng quân chính phủ Kiev. Đáng ngại hơn, các cuộc xung đột này còn có sự tham gia của một lực lượng thứ 3, những thành phần dân tộc cực đoan ủng hộ chính quyền Kiev. Vụ đụng độ giữa lực lượng này với những người biểu tình phản đối chính quyền Kiev hôm 02/05 tại thành phố Odessa đã dẫn đến cái chết cho 42 người.

Trong khi đó tại Sloviansk, giao tranh ác liệt nhất giữa quân chính phủ Kiev và các thành phân biểu tình thân Nga đã diễn ra trong suốt mấy ngày qua. Binh lính chính phủ Ucraina đã sử dụng máy bay trực thăng và xe tăng đang mở các đợt tấn công dữ dội nhằm vào các cơ sở do người biểu tình chiếm đóng.

Trước tình thế này, Nga đang tìm mọi cách để giảm thiểu bạo lực, nhằm bảo vệ người dân nói tiếng Nga ở các tỉnh miền Đông Ucraina. Ngày 02/05, Nga đã yêu cầu triệu tập cuộc họp bất thường của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để bàn về tình hình bạo lực tại Ucraina.

Trong cuộc điện đàm ngày 03/05 với đồng nhiệm Mỹ, John Kery, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov yêu cầu Washington thuyết phục Kiev chấm dứt các chiến dịch quân sự, tránh để Ucraina lâm vào một “cuộc chiến huynh đệ tương tàn”.

Theo Moskva, tất cả các chiến dịch đang do Kiev tiến hành đều đã được chính quyền Ucraina thảo luận trước với Washington, thậm chí là đều do Mỹ giật dây.

Ngoại trưởng Lavrov trong cuộc điện đàm với ông John Kerry đã thẳng thắn yêu cầu Mỹ dùng tất cả ảnh hưởng của Washington đối với chính quyền Kiev đề thuyết phục Ucraina chấm dứt ngay lập tức các chiến dịch quân sự ở các vùng miền Đông Nam nước này.

Moskva tỏ thái độ bất bình trước việc Kiev được các nước phương Tây ủng hộ. Nga tố cáo quốc tế đồng lõa với những tội ác đang do các nhóm dân tộc chủ nghĩa cực đoan tiến hành tại thành phố cảng Odessa.

Bằng chứng cho thấy sự xúi giục của Mỹ với các hoạt động bạo lực của chính quyền Kiev hiện nay đã được tờ báo Đức Bild chỉ rõ. Trong số báo ra ngày 04/05, Bild cho biết hàng chục nhân viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đang hoạt động ở Ucraina. Theo tờ báo, các chuyên gia hỗ trợ Kiev trong việc hình thành các cơ cấu an ninh và tư vấn về việc tiến hành chiến dịch đặc biệt ở khu vực phía Đông Ucraina.

Theo các nguồn tin riêng của Bild, người Mỹ ở Ucraina không trực tiếp tham gia vào các cuộc đụng độ với lực lượng dân quân tự vệ - lĩnh vực hoạt động của họ được giới hạn ở Kiev. Ngoài ra, FBI còn giúp đỡ chính quyền Kiev đấu tranh chống tội phạm có tổ chức; các điều tra viên và các nhà phân tích của các cơ quan tình báo chuyên về tội phạm tài chính thì giúp tìm tài sản của Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.

Trong khi Nga tìm mọi cách để giảm căng thẳng tại Ucraina thì Mỹ lại đang muốn đổ dầu vào lửa. Washington đang muốn gì? Tổng thống Mỹ Obama đang lôi kéo Nga vào một cuộc chiến tranh đẫm máu. Đó là ý kiến của nhà báo - chuyên gia phân tích người Mỹ Mike Whitney. Trong một bài viết đang trên trang Veracity Voice ngày 04/05, nhà báo này cho rằng Mỹ có ý định phớt lờ mọi nỗ lực của Nga nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ucraina, đồng thời đang lôi kéo Moskva vào những cuộc khiêu khích liên miên và chiến tranh bằng những hành động của mình.

Nhà báo Mike Whitney tin rằng những hành động của Barack Obama ở Ucraina dẫn đến việc thành lập một "nhà nước phát xít" và "lôi kéo Nga vào một cuộc chiến tranh đẫm máu". Theo ông, bất chấp mọi lời kêu gọi của Moskva về việc cần xem xét lại và đánh giá một cách đúng đắn về "việc sử dụng không quân để tấn công các khu có dân thường sinh sống”, cũng như về tình hình chung ở Ucraina, Washington vẫn tiếp tục chính sách của mình.

Liệu Nga có sập bẫy của Mỹ? Philippe Migault, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) cho biết cần phải nhìn nhận vấn đề từ góc độ lợi ích của Nga. Liệu một cuộc xâm lược Ucraina có lợi cho Nga hay không?

Ông Migault nhận định: “Miền Đông Ucraina đang trên đà cao chạy xa bay, và nước này khó có thể khôi phục được sự thống nhất trong những tuần và tháng tới đây. Như vậy là Nga có cần phải can thiệp quân sự hay không, trong khi mà trong thực tế miền Đông Ucraina đã hoàn toàn vượt khỏi tầm kiểm soát của Kiev? Tôi tin chắc là không cần”.

Vẫn theo chuyên gia này, trên bình diện ngoại giao cũng vậy, nếu Nga can thiệp quân sự vào Ucraina, điều đó sẽ hoàn toàn phản tác dụng vì có nghĩa là họ từ bỏ chủ thuyết không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia.

Dĩ nhiên, học thuyết quốc phòng Nga cũng có dự trù khả năng can thiệp quân sự để cứu kiều dân Nga bị đe dọa tại các lân bang, thế nhưng trên bình diện ngoại giao, nếu tấn công Ucraina, Nga sẽ cho thấy rõ ràng là họ từ bỏ chủ thuyết không can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác.

Điều này sẽ tạo tiền đề cho Mỹ và phương Tây thẳng thắn đáp trả Nga một cách mạnh tay hơn. Đây không phải là kịch bản mà Moskva trông đợi.

Nh.Thạch (tổng hợp)

 
 
 
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.