Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trung Quốc phải rút giàn khoan
17 Tháng Năm 2014 5:43 SA GMT+7
“Yêu cầu của chúng ta là Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.

 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ cử tri Q.1 (TP.HCM) sáng 16/05 - Ảnh: T.T.D.

Đây là mục tiêu bất di bất dịch được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định ngày 16/05 tại hai cuộc tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 (TP.HCM).

Cử tri đề nghị Quốc hội lên tiếng

Phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc, cử tri Nguyễn Văn Bông (P.Đa Kao, Q.1) đề nghị đại biểu Quốc hội TP phải lên tiếng tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội (khai mạc ngày 20/05) để Quốc hội xem xét việc đưa vụ Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế. Cũng tại quận 1, cử tri Vương Liêm thắc mắc chưa thấy Quốc hội lên tiếng trong khi theo Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có nhiều quyền lực trong bảo vệ Tổ quốc.

Ở quận 3, cử tri Nguyễn Hữu Châu nói: “Chúng tôi kiến nghị Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc dùng mọi biện pháp cần thiết buộc Trung Quốc rút giàn khoan đặt trái phép ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để trường hợp tương tự lặp lại”.

Trao đổi với cử tri, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong lúc đang trao đổi, đàm phán để xử lý về chủ quyền biển của các nước liên quan thì Trung Quốc làm như vậy là rõ ràng vi phạm. Chủ tịch nước cho rằng vấn đề cũng hết sức nghiêm trọng ở chỗ những thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những vấn đề tranh chấp ở biển Đông không được thực hiện nghiêm túc. Trong khi đó, sáu nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề bất đồng trên biển giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã được thỏa thuận với nhau. Theo đó, phải giải quyết vấn đề trên biển theo cơ sở luật pháp quốc tế, bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực... “Thế nhưng, Trung Quốc mang ba tàu chiến đe dọa thì gọi là hòa bình sao được, là vi phạm các thỏa thuận” - Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước cho biết các cấp cao nhất của hai nước cũng có những thỏa thuận trong các chuyến viếng thăm chính thức lẫn nhau nhưng rất tiếc các thỏa thuận đó hiện nay lại bị Trung Quốc vi phạm.

Phải nâng cao “thể trạng” đất nước

Trước những diễn biến quá nóng trong những ngày vừa qua, Chủ tịch nước khẳng định đấu tranh ngoại giao của nước ta là hết sức kịp thời. Trên hiện trường thì các lực lượng chức năng cũng can thiệp kịp thời khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. Để làm nhiệm vụ này, Việt Nam điều động lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư, chứ không dùng lực lượng quân sự (tàu chiến). Chủ tịch nước ghi nhận các lực lượng của nước ta hết sức kiên cường, kiên nhẫn để đấu tranh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Tôi muốn báo cáo với các đồng chí, cử tri... như vậy để khẳng định chức trách của những người ở hậu phương và để làm ấm lòng anh em ở tiền phương” - Chủ tịch nước chia sẻ.

Chủ tịch nước thông tin thêm để cử tri rõ hơn khi có ý kiến đặt vấn đề sao không phản ứng ngay khi giàn khoan đang trên đường di chuyển vào vùng biển của Việt Nam. Theo Chủ tịch nước, quy định của luật pháp quốc tế là nếu tàu bè (hay giàn khoan) đi lại vô hại trên vùng đặc quyền kinh tế thì phải đảm bảo nguyên tắc tự do hàng hải, không được ngăn cản. Các lực lượng chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sự di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, khi thấy Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của ta là lập tức đấu tranh. Chủ tịch nước nói: “Anh (Trung Quốc) phải rút (giàn khoan), nhà của tôi chứ không phải nhà của anh, dứt khoát”.

Chủ tịch nước nêu rõ: nếu đấu tranh thông qua con đường ngoại giao không xong, trao đổi với nhau không được, thì phải đấu tranh pháp lý. Đây cũng là nội hàm của đấu tranh hòa bình. “Tôi và anh tranh chấp mà trao đổi không ngã ngũ thì phải giải quyết qua một cơ quan tài phán quốc tế” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Gửi gắm những lời động viên đến nhân dân, theo Chủ tịch nước, mỗi khi đất nước gặp khó khăn, hơn lúc nào hết, dân tộc ta phải hết sức đoàn kết. Mục tiêu đấu tranh đưa giàn khoan của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là không thay đổi nhưng cần bình tĩnh, sáng suốt. Đồng thời cần cảnh giác trước những thông tin gây chia rẽ nội bộ. Bảo vệ chủ quyền quốc gia đồng thời với chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao “thể trạng” của đất nước ngày càng mạnh mẽ lên. Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững chắc.

Về việc có thông tin phê phán cho rằng Việt Nam “bật đèn xanh” cho dân tuần hành, phản đối..., Chủ tịch nước nói một cách dí dỏm: “Có bật đèn xanh, đèn đỏ gì đâu, mấy cháu học sinh ở trường cũng phản ứng. Bởi vì nguyên nhân là Trung Quốc đưa giàn khoan mang số 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm nhân dân Việt Nam phản ứng, chống lại, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của họ. Sao lại nói Chính phủ Việt Nam “xúi”, dùng động từ gì kỳ lạ vậy”. Theo Chủ tịch nước, việc này Việt Nam đã trả lời rồi, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói rồi, cụ thể là Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì dân sẽ hết đi tuần  hành.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng bày tỏ thái độ phản đối hành vi đốt phá nhà máy của một số người quá khích, coi đây là một việc làm không thể chấp nhận được. Theo Chủ tịch nước, số người này làm phương hại đến lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp và công ăn việc làm của các công nhân. Chủ tịch nước yêu cầu nhanh chóng khắc phục, ổn định và đưa sản xuất trở lại bình thường. 

“Rửa tiền ghê gớm lắm”

Trao đổi với ý kiến của cử tri về phòng chống tham nhũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói riêng vấn đề kê khai tài sản đã có chủ trương từ lâu và hiện đang làm. Tuy nhiên, “qua các phát biểu của cử tri, tôi biết là bà con nghi ngờ chuyện kê khai tài sản trên giấy tờ và trên thực tế. Nhiều lần tôi cũng phát biểu rồi, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt, rửa tiền ghê gớm lắm, chúng ta biết rõ. Cứ năm năm nhìn lại đều nói là chống tham nhũng có kết quả nhưng chưa đẩy lùi, cứ nói mãi thế. Có lẽ cái gốc của vấn đề là phải chuyển từ kinh tế tiền mặt sang chuyển khoản thì sẽ kiểm soát được” - Chủ tịch nước nói.

QUỐC THANH

TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.