Trung Quốc lợi dụng cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương để do thám Mỹ
27 Tháng Sáu 2014 5:44 SA GMT+7
Trung Quốc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ đứng đầu tổ chức, bắt đầu vào ngày 26/06. Các quan chức và chuyên gia Mỹ quan ngại Bắc Kinh lợi dụng cuộc tập trận này để do thám quân đội Mỹ và thu thập thông tin tình báo.



Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan - Ảnh: Reuters 
 

Tổng cộng 49 tàu chiến (tàu nổi), 6 tàu ngầm, trên 200 máy bay và 25.000 binh sĩ các nước sẽ tham dự RIMPAC, theo trang tin The Washington Free Beacon (Mỹ).

RIMPAC được tổ chức 2 năm một lần, bắt đầu vào ngày 26.6 và kết thúc vào ngày 01/08, diễn ra ở vùng biển quanh đảo Hawaii của Mỹ.

Có 21 tàu chiến Hải quân Mỹ tham gia RIMPAC, bao gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan và các tàu khu trục được trang bị tên lửa dẫn đường cùng các tàu tuần dương.

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) điều động 3 tàu chiến và một tàu bệnh viện đến tham gia tập trận.

Các quan chức và chuyên gia quân sự Mỹ đã bày tỏ quan ngại Hải quân PLA lợi dụng cuộc tận trận để tiếp cận các thông tin quân sự bí mật của Mỹ.

Ông Randy Forbes, một quan chức cấp cao thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết ông phản đối việc Mỹ cho phép Trung Quốc tham gia RIMPAC.

“Những cuộc tận trận quân sự nên dành cho các đồng minh, đối tác và những quốc gia khác quan tâm đến sự đóng góp tích cho an ninh khu vực”, ông Forbes nói.

“Nhưng những hành vi Trung Quốc đối với các nước láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương khiến tôi cảm thấy họ không nên được trao cơ hội tham gia một cuộc tập trận danh tiếng như thế này”, ông Forbes cho biết thêm.

Chủ tịch tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, ông Dana Rohrabacher, nói việc cho phép Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ đe dọa nền an ninh nước Mỹ.

Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải ở châu Á, thể hiện sự thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và làm leo thang căng thẳng trong khu vực thời gian qua, ông Forbes nói.

Cụ thể là Trung Quốc tăng cường các hành vi khiêu khích nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” nuốt trọn gần hết biển Đông. Bắc Kinh còn ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu Việt Nam.

Ngoài ra, tàu chiến Trung Quốc từng đụng độ với tàu chiến Mỹ trên biển Đông. Hồi tháng 12.2013, tàu chiến Trung Quốc cắt ngang hướng di chuyển của tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens ở khoảng cách chỉ hơn 90m trên biển Đông. Tàu USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm với tàu chiến Trung Quốc.

Còn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc điều chiến đấu cơ bay áp sát máy bay chiến đấu Nhật Bản. Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Ông Rick Fisher, chuyên gia nghiên cứu về quân đội Trung Quốc, nhận định RIMPAC tạo cơ hội cho PLA thu thập các thông tin tình báo của quân đội Mỹ.

PLA có thể theo dõi Hải quân Mỹ phối hợp với các đồng minh như thế nào, điều này rất có lợi cho Bắc Kinh nếu xung đột xảy ra, theo ông Fisher.

The Washington Free Beacon cho hay trong số tàu chiến Trung Quốc điều động tham gia RIMPAC, có Type 054A, một tàu khu trục nhỏ tàng hình đầu tiên của PLA và khu trục hạm Type 052C được đánh giá là có sức mạnh tương đương với tàu khu trục được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của Mỹ.

Trong giai đoạn cuối thập niên 1990 và đầu 2000, Trung Quốc đã trộm bí mật quân sự của Mỹ liên quan đến Aegis, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược tối tân của quân đội Mỹ.

Ông Fisher lưu ý trong nhiều thập kỷ trao đổi quân sự với Trung Quốc chỉ diễn ra một phía, Mỹ cho Trung Quốc xem các vũ khí tối tân nhất trong khi quan chức quân đội Mỹ đến thăm Trung Quốc đều bị từ chối tiếp cận các vũ khí hiện đại của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tham gia RIMPAC sẽ không dẫn đến một mối quan hệ tốt đẹp vốn phải dựa trên sự hợp tác hoặc minh bạch vì mục tiêu chính của Bắc Kinh là muốn thay thế sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo ông Fisher.

Phúc Duy

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.