Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Ukraine chọn đường nào đây?
Wednesday, November 12, 2014 1:14 PM GMT+7
Tình hình Ukraine càng lúc càng trượt dài vào khủng hoảng. Liên bang hóa theo đề nghị của Nga hay hy sinh các tỉnh miền đông để rồi sáp nhập phần còn lại vào châu Âu, Chính phủ Kiev chọn đường nào?

Ukraina: Chọn đường nào đây?

Một tiểu đoàn vũ trang cực đoan trở về từ đông Ukraine đang reo rắc tội ác tại Kiev

Nói đến khủng hoảng Ukraine hiện nay, cần nhắc lại vài mốc thời gian quan trọng. Ngày 22/02/2014, Quốc hội Ukraine do đối lập kiểm soát, ra quyết định phế truất Tổng thống Yanukovych vì ông này đã không ngả theo phương Tây. Đây là bước khởi đầu cho của khủng hoảng Ukraine hiện nay và cùng là ngày cuối cùng của Cộng hòa Ukraine thống nhất với 44,8 triệu dân trên một vùng lãnh thổ rộng đến 603.700 km2.

Ngày 06/03/2014, Quốc hội Cộng hòa tự trị Crưm thuộc Ukraine nhất trí sẽ gia nhập nước Nga. Đây là ngày đánh dấu cuộc đối đầu giữa Nga với Ukraine và phương Tây bắt đầu tăng nhiệt.

Vào ngày 02/11/2014, Donetsk và Lugansk bổ phiếu độc lập. Như thế từ tháng 2 đến tháng 11/2014, Ukraine đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618 km2 và bán đảo Crưm với 26.100 km2. Tổng cộng Ukraina mất gần 90.000 km2 và hơn 10 triệu dân.

Hãy khoan nói tới những nguyên nhân khách quan, trước hết trách nhiệm này thuộc về giới chính trị Kiev đòi bằng được phải theo phương Tây.

Bất kỳ một chính quyền, nhà nước nào cũng có đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm xây dựng đất nước mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng thì chính quyền Ukraine cũng vậy. Thân phương Tây, gia nhập EU và khối quân sự NATO là quyền độc lập, tự chủ của Ukraine, nếu được cho là đúng đắn thì việc để mất và phải mất Crưm là cái giá phải trả với Nga.

Nga không bao giờ để cho NATO lấy Crưm, một vùng đất lịch sử, đồng thời là một căn cứ chiến lược sống còn của mình, dễ dàng, không tốn một viên đạn như vậy được. Nga không giành lại bằng cách này thì bằng cách khác, đó là quyết tâm chiến lược của Nga.

Rõ ràng, thế lực cầm quyền ở Ukraine, bất luận có giải thích kiểu gì thì việc đất nước bị chia cắt, đứng bên bờ vực phá sản, kiệt quệ, huynh đệ tương tàn, nhân dân bị cảnh đầu rơi máu chảy… là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính trước đất nước.

Ukraine có thể dứt tình, ly hôn với Nga nhưng khi chia tay, phải để “đứa con đẻ” của Nga là Crưm ở lại. Đây là một tác động khách quan, "cá lớn nuốt cá bé", mà một quốc gia nhỏ yếu, đã phụ thuộc như Ukraine nói riêng, phải gánh chịu trong cuộc chiến địa chính trị của các nước lớn, khi muốn thoát khỏi sự ràng buộc.

Tuy nhiên, mất Crưm, vẫn chưa phải là tất cả với Ukraine, Ukraine vẫn hoàn toàn có thể đi theo con đường mình đã chọn là theo phương Tây và gia nhập NATO, nhưng đáng tiếc, những người lãnh đạo Ukraine sau vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych, đã không có nhạy bén về chính tri, thiếu nhãn quan chiến lược, không nắm rõ đặc điểm tình hình tôn giáo, phân bố dân cư, sự phân hóa vùng miền của đất nước…đã mắc sai lầm nghiêm trọng và chính do sai lầm nghiêm trọng này đã khiến Ukraine mới thực sự sụp đổ như hiện tại.

Sai lầm đó chính là tư tưởng phát xít, bài Nga, của các thế lực cực đoan trong giới cầm quyền, đã bộc lộ quá sớm và hành động quá quyết liệt khiến cho miền đông hoảng sợ, lo lắng, phải đòi liên bang hóa và cuối cùng đòi ly khai. Ly khai thì tình hình sẽ như thế nào, diễn biến logic của nó ra sao, hậu quả đã rõ. Tư tưởng và hành động này của thế lực cầm quyền Kiev, không những khiến Nga sẵn sàng đối phó quyết liệt, thẳng tay, mà ngay người đỡ đầu cho Kiev là EU cũng bất an, lo hậu quả không kém.

Bởi nếu như xuất hiện những bài xích, khủng bố, kỳ thị sắc tộc, thì sẽ không có một dân tộc thiểu số nào muốn cùng tồn tại trên một vùng lãnh thổ. Chừng nào ở Ukraine còn có những nghị sỹ quốc hội cực hữu đòi đưa quân đánh bom khủng bố nước Nga; chừng nào còn những hố chôn người tập thể, chừng nào còn các lực lượng mang phù hiệu phát xít… chừng đó còn khiến họ lo sợ. Đó chính là điều kiện cần và đủ cho các dân tộc thiểu số xuất hiện tư tưởng ly khai. Ly khai, chống đối, đòi độc lập cho họ là tất yếu, vì đó là quyền sống, quyền được sống tối thiểu của họ.

Cuộc bầu cử ở Donetsk và Lugansk cho thấy chính quyền Kiev đã và đang bất lực. Chẳng phải chính quyền Kiev đã làm tất cả những gì có thế, kể cả biện pháp cuối cùng là dùng quân đội đàn áp, mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, không từ sử dụng một phương tiện, vũ khí nào, nhưng cuối cùng vẫn phải ký thỏa thuận Minsk ngày 05/09 đó sao? Vậy thì sự đe dọa, biện pháp nào có thể quyết liệt hơn nữa để đưa 2 vùng ly khai vào khuôn khổ?

Tương lai toàn vẹn lãnh thổ Ukraina là vô cùng u ám. Thế lực cầm quyền vùng Donbass ngày càng tỏ ra quyết đoán. Chính quyền Kiev thì đang dồn quân về quyết chiếm lại vùng này. Do đó, cuộc nội chiến ở Ukraine sẽ còn diễn ra dài dài.

Điều đáng nói là EU, Mỹ- NATO không giúp được gì, trong khi 2 nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và NATO, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để ủng hộ cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.

Sự trừng phạt của EU-Mỹ với Nga chưa đủ độ để buộc Moskva thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng. Vậy thì nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào? Hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraine. Nếu chấp nhận mất miền đông để đưa phần còn lại vào EU, thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã. Tiến hành liên bang hóa theo đề nghị của Nga cách đây 9 tháng? Tình thế giờ đã khác, Donetsk và Lugansk chưa chắc chịu liên bang hóa mà họ đang có xu hướng muốn độc lập hơn, cũng chưa chắc họ sẽ sáp nhập vào Nga như Crưm.

Rõ ràng chính quyền Kiev giờ không biết phải làm gì.

Th.Long (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.