Tường thuật từ Hồng Kông: Người biểu tình gắng gượng
27 Tháng Mười Một 2014 7:42 SA GMT+7
Chính quyền Hồng Kông đang bẻ từng chiếc đũa khi chọn khu Vượng Giác (Mong Kok) làm nơi dọn dẹp trước. Người biểu tình Hồng Kông hiểu họ sẽ phải làm gì nếu muốn duy trì yêu sách của mình lên chính quyền.

Ảnh chụp lúc 11 giờ đêm ngày 26/11 tại đường Nathan, khu Mong Kok. Các cảnh sát đứng dàn hàng ngang trên con lươn - Ảnh: Nguyễn Thành Trung 

Cho đến trưa 26/11 cảnh sát Hồng Kông đã thành công trong việc dỡ  bỏ lều trại, chướng ngại vật của người biểu tình trên đoạn đường Nathan ở khu Mong Kok (Vượng Giác), con đường chính của bán đảo Cửu Long đã thông xe trở lại.

Cảnh sát Hồng Kông cho biết đã bắt giữ 86 người, trong đó có Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) lãnh đạo nhóm Học Dân Tư Triều (Scholarism) và Lester Shum thuộc nhóm lãnh đạo Liên đoàn sinh viên Hồng Kông (HKFS). Tuy nhiên cho đến giờ này phía cảnh sát vẫn chưa cho biết là những người này bị buộc tội gì. 

Việc dọn dẹp chướng ngại vật ở khu Mong Kok của cảnh sát Hồng Kông vào ban ngày nhằm tận dụng thời điểm phần lớn những người biểu tình rời bỏ vị trí để đi học hay đi làm. Hai khu biểu tình Admiratly (Kim Chung) và Mong Kok đông đúc hơn vào buổi tối khi mọi người xong công việc, và thời tiết dịu mát dễ chịu hơn cho người biểu tình.

 

Cảnh sát đứng dày đặc ở Mong Kok - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

 

Cảnh sát đã không gặp nhiều kháng cự khi dỡ bỏ chướng ngại vật trên đường. Tuy nhiên, báo chí địa phương cho biết vào buổi chiều 26/11 cảnh sát đã xịt hơi tiêu (pepper spray) giải tán người biểu tình còn tụ tập trên các con đường nhỏ xung quanh Nathan.

Khi tôi quay trở lại vào khoảng gần 11 giờ tối ngày 26/11, cảnh sát vẫn còn đứng đầy khu vực đường Nathan và các con đường nhỏ lân cận. Ước lượng cảnh sát ở khu vực này phải lên tới vài ngàn người.

Khi tôi dừng lại trên vỉa hè ở đường Nathan để chụp ảnh, một anh cảnh sát tiến lại và nói rằng tôi không nên đứng đây lâu. Tuy nhiên anh ta lịch sự cho phép tôi chụp hình, và khi tôi mở lời đề nghị phỏng vấn, anh từ chối. Người biểu tình đứng sát vỉa hè rất nhiều, như đang kiếm cơ hội để chiếm lại khu Mong Kok.

 

Cánh truyền thông leo lên cả thùng rác để quay phim - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Cành sát Hồng Kông chắc không quên bài học vào ngày 17/10. Khi cảnh sát dọn dẹp khu biểu tình ở Mong Kok thì ngày hôm sau người biểu tình chiếm lại khu vực đó.

Ngay trên con đường chính Nathan, cảnh sát đứng dầy đặc hơn cả. Có cảnh sát đứng trên vỉa hè để hướng dẫn người đi đường di chuyển không cho dừng lại, và cảnh sát đặc nhiệm đứng ngay cả trên con lươn.

Cho đến khi tôi rời khu Mong Kok vào lúc 11 giờ 30 tối, tôi vẫn thấy cảnh sát và người dân vẫn đang canh chừng vị trí nhau. Tôi không rõ liệu cảnh sát và người biểu tình có thể duy trì tình trạng này đến khi nào. Chắc có lẽ nguyên tối nay nhiều người sẽ không ngủ và có lẽ thêm nhiều đêm nữa.

 

Cảnh sát đứng dày đặc ở Mong Kok - Ảnh: Nguyễn Thành Trung

Khi đi ngang qua một nhóm nhỏ đứng hô to khẩu hiệu bằng tiếng Quảng “Ngo yiu mai ye” có nghĩa là “Tôi muốn đi mua sắm”.  Một bộ phận dân Hồng Kông chắc cũng không vui vẻ gì khi cuộc biểu tình kéo quá dài.

Tuy nhiên, ở khu biểu tình Admiralty, lều trại của người biểu tình vẫn bình thường. Có lẽ chính quyền Hồng Kông đang bẻ từng chiếc đũa khi chọn khu Mong Kok làm nơi dọn dẹp trước. Người biểu tình hiểu họ sẽ phải làm gì nếu muốn duy trì yêu sách của mình lên chính quyền.  

 Nguyễn Thành Trung

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.