Đằng sau những quan ngại của Philippines
29 Tháng Mười Một 2014 8:13 SA GMT+7
Trong khi thời hạn chót do Toà án trọng tài quốc tế đưa ra đối với Bắc Kinh (có văn bản phản hồi trước ngày 15/12/2014 về vụ kiện của Philippines xung quanh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông) đang đến gần, thì quan hệ Philippines - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng sau phán quyết hôm 24/11 của tòa án tỉnh Palawan đối với 9 ngư dân Trung Quốc về tội đánh bắt trộm rùa biển.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ngày 11/11

Bắc Kinh đã phản đối Manila ngay sau khi Thẩm phán Ambrosio de Luna của tòa án tỉnh Palawan tuyên phạt 9 ngư dân Trung Quốc (102.000 USD/người) về tội đánh bắt trộm rùa biển. Trung Quốc phản đối vụ “bắt người trái phép” và tuyên bố không công nhận phiên tòa xét xử 9 ngư dân này bởi theo Bắc Kinh, những ngư dân kể trên bị bắt khi đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày 24/11, Công tố viên tỉnh Palawan Allen Ross Rodriguez cho biết, 9 ngư dân kể trên đã bị kết án (bị bắt tháng 5) vì vi phạm Luật Thủy sản Philippines và Đạo luật Bảo tồn Động vật hoang dã và Tài nguyên quý hiếm. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng, hành động của tòa án tỉnh Palawan là hoàn toàn theo pháp luật và các phán quyết không nên ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc và Philippines.

Ngoại trưởng Albert del Rosario cũng nhấn mạnh, Philippines đã giảm nhẹ các hình phạt như một hình thức khoan dung và họ sẽ nhận ra nhiều điều sau sự việc này. Trước đó, ông Albert del Rosario cho biết, quân đội Philippines sẽ điều tra thông tin trên tờ IHS Jane's phát hành ngày 21/11 khi đăng một số ảnh vệ tinh cho thấy, Bắc Kinh đang xây dựng một hòn đảo trên bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, đủ lớn để chứa một đường băng.

Trước đó (19/11), đài VOA dẫn phản ứng của Manila trước việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hứa: Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông. Theo đó, Manial hoan nghênh, nhưng yêu cầu Trung Quốc phải có hành động thiết thực chứng minh lời hứa kể trên.

Ngày 20/11, tờ Inter Aksyon dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng, tình hình căng thẳng trên Biển Đông chỉ được cải thiện khi Trung Quốc thực hiện tuyên bố của Chủ tịch nước Tập Cận Bình bằng những hành động cụ thể. Người phát ngôn Charles Jose cũng nhấn mạnh, trọng tài là cơ hội tốt để Trung Quốc làm rõ cơ sở đòi 85% diện tích tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (trái) bắt tay với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida (phải) tại Tokyo ngày 17/11

Cũng trong ngày 19/11, khi trả lời phỏng vấn tờ The Straits Times, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết, việc Manila kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là không cần thiết nếu có một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Nhưng vì hiện vẫn chưa ký COC nên Philippines kiên quyết theo đuổi vụ kiện để phản đối “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc.

Theo giới truyền thông, tháng 03/2014, Philippines yêu cầu Toà án trọng tài quốc tế La Hay ra phán quyết về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, thách thức tính hợp pháp của “đường lưỡi bò” và bất chấp áp lực của Bắc Kinh, Manila khẳng định, không rút đơn kiện. Toà án trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc có văn bản phản hồi trước ngày 15/12/2014.

Ngày 18/11, tờ Jane's Defense Weekly (Anh) đăng bài viết "Philippines tuyên bố có kế hoạch chi 2 tỷ USD mua vũ khí", theo đó Tổng thống Philippinese Benigno Aquino đã đưa ra mục tiêu trước năm 2017 sẽ chi 91 tỷ peso (khoảng 2 tỷ USD) để sắm trang thiết bị quốc phòng. Ông Benigno Aquino cho biết, Manila sẽ nâng cấp và hiện đại hóa đối với năng lực tác chiến của lực lượng vũ trang Philippines, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Được biết, Philippines muốn mua hệ thống phòng không, máy bay vận tải C-130T của công ty Lockheed Martin, máy bay tuần tra tầm xa, trực thăng săn ngầm, tàu hộ vệ hạng nhẹ, xe bọc thép đổ bộ, cùng máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50 do Công ty công nghiệp hàng không Hàn Quốc sản xuất, máy bay trực thăng Bell 412 và AW109 do công ty Agusta Westland sản xuất, máy bay trực thăng UH-1 Iroquois phiên bản tân trang, tàu tuần tra lớp Hamilton cũ của Mỹ…

Trước đó, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Philippines, tướng Gregorio Pio Catapang từng nhấn mạnh, lực lượng thủy quân lục chiến nước này phải phát triển để có khả năng ứng phó, cũng như bảo vệ Philippines trước các tình huống xung đột, đặc biệt là tại Biển Đông. Ngày 23/10, tờ Daily Inquirer cho biết, hải quân Philippines, Mỹ và Nhật Bản đã lần đầu tiên cùng tham gia diễn tập hải quân ở Biển Đông trong hai ngày 22 và 23/10. Lực lượng hải quân 3 nước đều cam kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển và diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản và Philippines muốn tăng cường khả năng phối hợp vì đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngày 14/11, hãng GMA dẫn tuyên bố của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết, Bắc Kinh không gạt Philippines ra khỏi “con đường tơ lụa trên biển”, đồng thời hoan nghênh Manila trở thành đối tác tích cực của dự án do Chủ tịch nước Tập Cận Bình đưa ra. Nhưng trong ngày 14/11, tờ Thời báo Hoàn cầu lại cho rằng, Philippines đang phải trả giá đắt vì dám thách thức Trung Quốc - tổn thất hàng chục tỷ USD đầu tư!

Ngày 20/11, Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won khẳng định, sẽ thực hiện những biện pháp mạnh tay để kiềm chế nạn săn bắt trộm của ngư dân Trung Quốc. Cũng trong ngày 20/11, Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc (MOF) cho biết, sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm tàu hải quân, máy bay trực thăng và 50 tàu tuần tra để tăng cường đối phó với hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc tại vùng biển nước này. Động thái này được đưa ra sau khi hơn 2.000 tàu thuyền Trung Quốc được cho là hoạt động trái phép trong vùng biển chung giữa 2 nước. MOF cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2012, 467 tàu cá Trung Quốc bị Hàn Quốc bắt giữ do đánh bắt trộm.

Ngày 02/11, Viện Chính sách Thủy sản Hàn Quốc cho biết, việc đánh bắt cá bất hợp pháp của tàu thuyền Trung Quốc đã gây thiệt hại cho nước này hơn 1 tỉ USD/năm. Trước đó, Đài KBS cho biết, Tòa án thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla đã ra lệnh bắt 3 ngư dân Trung Quốc do hành vi tấn công cảnh sát biển Hàn Quốc nhằm cướp lại tàu cá bị bắt giữ do đánh bắt trái phép.

Tuấn Quỳnh

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.