Bắt cóc con tin ở Sydney (Úc): ​Tiêu diệt hung thủ làm nước Úc rúng động
16 Tháng Mười Hai 2014 6:47 SA GMT+7
Khoảng 2g sáng 16/12 (22g ngày 15/12 giờ Việt Nam), súng nổ dồn dập vang lên bên trong tiệm cà phê Lindt ở Sydney khi lực lượng đặc nhiệm Úc ập vào nơi này.
Một con tin được cảnh sát giải cứu vào rạng sáng 16/12 (giờ Úc) - Ảnh: Reuters

Kẻ bắt cóc con tin đã bị bắn chết sau 16 giờ căng thẳng.

Trước đó, nhiều con tin đã thoát khỏi quán cà phê Lindt nằm trong khu Martin Place, Sydney, nơi vụ bắt cóc bắt đầu vào khoảng 10g sáng ngày 15/12 (giờ Úc).

Thủ tướng Úc Tony Abbott khẳng định đây là một vụ khá rắc rối. “Thật sốc khi người dân vô tội bị một cá nhân có vũ trang bắt giữ vì động cơ chính trị” - Thủ tướng Tony Abbott nói.

Chân dung Man Haron Monis - Ảnh:  AAP

Giải cứu nghẹt thở

Kênh truyền hình Sky News tường thuật trực tiếp vụ việc chiếu cảnh một tốp năm con tin chạy thoát khỏi tiệm cà phê Lindt vào khoảng 2g sáng 16/12. 

Ngay sau đó, đội đặc nhiệm ập vào bên trong tòa nhà. Những tiếng nổ, tiếng súng liên thanh vang lên dữ dội. Ánh sáng chói lòa phát ra từ trong tòa nhà. CNN cho biết có thể đội đặc nhiệm đã ném loại lựu đạn gây lóa mắt vào bên trong tiệm cà phê.

Cảnh sát sau đó đưa ra ngoài thêm một con tin nữa, có vẻ đang run rẩy và yếu ớt. Ở một vị trí khác của quán cà phê, cảnh sát đưa một cô gái trẻ ra khỏi hiện trường.

Hình ảnh trên Sky News cũng cho thấy chuyên gia phá bom trong bộ đồ bảo hộ đã sẵn sàng. Robot dò bom cũng được đưa đến hiện trường. Trước đó, kẻ bắt giữ con tin dọa có gài bom trong tiệm cà phê.

Trong cuộc giải cứu, như AFP cho biết, một con tin đã thiệt mạng, ít nhất ba người đang trong tình trạng nguy kịch. Kênh ABC của Úc nói nhiều người bị trúng đạn và được đưa ra ngoài tòa nhà bằng cáng cứu thương.

Một con tin chạy thoát được khỏi quán cà phê Lindt đang bị kẻ có vũ trang khống chế  - Ảnh: Reuters

Hung thủ là người gốc Iran

Mạng xã hội trước đó lan truyền lời của những con tin cho biết tay súng muốn nói chuyện trực tiếp với Thủ tướng Úc Tony Abbott và yêu cầu đưa một lá cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đến quán cà phê.

Trang Sky News dẫn lời hai con tin từ quán cà phê cho rằng tay súng nói có bốn quả bom, hai được cài trong quán cà phê và hai trong quận tài chính. Một số con tin đã nói chuyện với gia đình qua điện thoại.

Quan chức cảnh sát New South Wales (NSW) Catherine Burn cho biết không thể xác nhận các yêu cầu của tay súng có đúng như các hãng truyền thông đưa hay không. 

Trong khi đó, tại cuộc họp báo để cập nhật tình hình vào tối 15/12, cảnh sát Andrew Scipione khẳng định đã có “những nhà đàm phán giỏi nhất thế giới” làm việc với tay súng trong quán cà phê. 

Ben Lopez, một chuyên gia trong các cuộc đàm phán bắt cóc con tin, cho biết một trong những lý do cảnh sát NSW không muốn truyền thông đưa tin quá nhiều về vụ này vì rõ ràng kẻ bắt giữ con tin đang rất muốn vụ việc của hắn được giới thiệu rộng rãi.

Theo Reuters, thông tin ban đầu mà cảnh sát điều tra được thì kẻ bắt giữ các con tin là một người nhập cư đến từ Iran, năm nay 49 tuổi và từng nhiều lần bị cáo buộc tấn công tình dục. Ông ta cũng được biết đến với việc gửi những bức thư thù địch tới gia đình những binh sĩ Úc tử trận ở Afghanistan. Người Iran này được xác định là Man Haron Monis. 

Ông ta cũng bị cáo buộc đồng lõa với vợ hiện tại trong vụ giết vợ cũ ở Sydney hồi năm ngoái. Hiện Monis đang được tại ngoại do chứng cứ trong vụ án quá yếu.

Cũng trong năm ngoái, ông ta bị phạt 300 giờ lao động công ích sau khi thừa nhận đã gửi những bức thư thù địch cho gia đình các binh sĩ Úc tử trận từ năm 2007-2009. Monis còn có tên khác là Mohammad Hassan Manteghi, sống ở tây nam Sydney.

Đến khi cuộc giải cứu kết thúc, cảnh sát từ chối bình luận về vụ việc và chưa rõ chính xác có bao nhiêu người đã ở trong quán cà phê khi vụ bắt cóc con tin bắt đầu.

Cộng đồng Hồi giáo Úc lên án

Theo AFP, hôm qua hơn 40 nhóm Hồi giáo ở Úc đã cùng lên án vụ bắt cóc con tin.

Tuyên bố chung của họ nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối mọi âm mưu nắm giữ cuộc sống vô tội của bất cứ người nào hoặc gieo rắc nỗi sợ hãi và kinh hoàng vào trái tim họ”, đồng thời cho rằng đây là “hành động hèn hạ".

Đại giáo sĩ Hồi giáo tại Úc Ibrahim Abu Mohamed cũng đã ra một tuyên bố trong đó cho rằng hình ảnh của cộng đồng Hồi giáo bị vụ bắt cóc này “hủy hoại”. Ông đề xuất hỗ trợ lực lượng chức năng giải quyết vụ việc.

Cộng đồng người theo đạo Hồi ở Úc, theo số liệu điều tra năm 2011, là 476.291 người, chiếm 2,2% tổng dân số Úc. Về tôn giáo, đạo Hồi là nhóm đứng thứ tư về số lượng tín đồ sau Cơ Đốc giáo (61,1%), không tôn giáo (22,9%) và Phật giáo (2,5%). Phần lớn tín đồ Hồi giáo tại Úc thuộc nhánh Hồi giáo dòng Sunni.

D.KIM THOA

Phụ huynh du học sinh Việt lo lắng

Trả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại lúc 18g (giờ Sydney), Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney Hoàng Minh Sơn cho biết vụ bắt cóc xảy ra tại một trong những quán cà phê nổi tiếng nhất ở trung tâm Sydney nên cộng đồng người Việt ở đây khá bất ngờ.

Ông Sơn nói đã nhận được điện thoại từ ba phụ huynh ở TP.HCM để hỏi về tình hình con em họ đang du học tại Sydney, bởi đây là TP có khá nhiều du học sinh Việt Nam.

Ông Sơn khẳng định lãnh sự quán đang giữ liên hệ sát sao với cảnh sát để nắm thông tin về các nạn nhân bị bắt cóc. Nhưng cho đến giờ, theo ông Sơn, vẫn chưa có thông tin xác nhận có con tin người Việt hay không.

Lãnh sự quán cũng giữ liên lạc với Hội Sinh viên Việt Nam để trấn an các du học sinh đang học tại đây. Ông Sơn cho biết thêm ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, Thủ tướng Úc Tony Abbott đã kêu gọi người dân vẫn đi học, đi làm bình thường.

Q.TRUNG

 

MỸ LOAN - VIỆT PHƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.