Thượng viện Mỹ và bản báo cáo đầy sóng gió về CIA
14 Tháng Mười Hai 2014 3:37 CH GMT+7
Bản báo cáo của Ủy ban tình báo Thượng viện về Chương trình giam giữ và thẩm vấn của Cơ quan tình báo liên bang (CIA) đã trải qua 6 năm “sóng gió” trước khi được chính thức công bố vào hôm 09/12 (giờ Mỹ).
John O. Brennan, giám đốc đương nhiệm của CIA - Ảnh: AFPJohn O. Brennan, Giám đốc đương nhiệm của CIA - Ảnh: AFP

Ngày 03/05/2009, Ủy ban tình báo Thượng viện chính thức thông qua kế hoạch thẩm tra Chương trình giam giữ và thẩm vấn của CIA với số biểu quyết áp đảo 14-1.

Trước đó, theo báo cáo được Thượng viện công bố gần đây tiết lộ, chỉ một thời gian ngắn sau khi tân Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh đình chỉ các hoạt động giam giữ và thẩm vấn của CIA, đồng thời kêu gọi giới chức nước này “để quá khứ ngủ yên”, lưỡng đảng Thượng viện Mỹ đã cân nhắc mở cuộc điều tra chi tiết về vấn đề này, sau khi 2 đoạn video về quá trình điều tra của CIA đối với Abu Zubaydah và 'Abd al-Rahim al-Nashiri vào năm 2002 bị cơ quan này “thủ tiêu”.

Theo thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, Giám đốc Ủy ban tình báo Thượng viện, vào thời gian đầu, quá trình điều tra rất trì trệ và gặp nhiều khó khăn, do phía CIA liên tục thuê người thanh lọc lại thông tin trước khi giao cho Ủy ban, nhằm hạn chế cung cấp những thông tin nhạy cảm.

 Bà Dianne Feinstein, Giám đốc Ủy ban tình báo Thượng viên - Ảnh: AFP Bà Dianne Feinstein, Giám đốc Ủy ban tình báo Thượng viên - Ảnh: AFP

Bà Feinstein từng tố cáo CIA làm khoảng 870 tài liệu “biến mất” hồi tháng 02/2010. Đến tháng 05/2010, 60 tài liệu khác đột ngột “bốc hơi”. Ban đầu, CIA cho rằng các tài liệu nêu trên không hề mất tích, sau đó đổ lỗi cho các nhân viên IT, cuối cùng lại quy trách nhiệm cho Nhà Trắng, dù sau đó Nhà Trắng khẳng định không hề ra lệnh cho CIA tháo bỏ các tài liệu này. Cuối cùng, theo bà Feinstein, CIA đã phải công khai xin lỗi vì gỡ bỏ tài liệu.

Cũng trong khoảng thời gian này, các phụ tá của Thượng viện đã tìm thấy bản ghi chép Panetta, có nội dụng liên quan đến “những sai phạm nghiêm trọng của CIA”. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, những tài liệu liên quan đến bản ghi chép này đều biến mất, bà Feinstein cho hay.

Ngày 13/12/2012, sau khi thẩm tra khoảng 6,3 triệu trang tài liệu, theo CNN, Ủy ban tình báo Thượng viện thông qua việc công khai bản báo cáo quá trình thẩm tra dài hơn 6.300 trang.

 Biểu tình đòi điều tra và trừng phạt những hành vi tra tấn trong nhà tù Mỹ – Ảnh: AFP

Biểu tình đòi điều tra và trừng phạt những hành vi tra tấn trong nhà tù Mỹ – Ảnh: AFP


Liên tục sau đó, CIA và Ủy ban tình báo Thượng viện tố cáo đối phương cử gián điệp và đột nhập hệ thống máy tính của nhau. Đến tháng 07/2014, CIA thừa nhận do thám quá trình điều tra trong một ghi chép nội bộ, dù trước đó, Giám đốc John Brennan đã liên tục lên tiếng bác bỏ. Đồng thời, khi được yêu cầu, CIA cũng từ chối cung cấp bản ghi chép Panetta, tuyên bố thông tin đó là độc quyền.

Cơ quan tình báo liên bang cho rằng, bản báo cáo của Thượng viện có quá nhiều lỗ hổng do chỉ khai thác từ các tài liệu mà không phỏng vấn bất cứ nhân viên CIA nào. Bên cạnh đó, CIA liên tục có những hành động nhằm trì hoãn việc công bố bản báo cáo này. Trong khi đó, Thượng viên đáp trả rằng các nhân viên CIA đã không hợp tác trong quá trình điều tra.

 Quốc kỳ Mỹ sau hàng rào kẽm gai - Ảnh: AFP

Quốc kỳ Mỹ sau hàng rào kẽm gai - Ảnh: AFP

Cuối cùng, ngày 09/12 vừa qua (giờ Mỹ), bản báo cáo về Chương trình giam giữ và thẩm vấn của CIA chính thức được Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ công bố, sau hơn 6 năm điều tra, tiêu tốn khoảng 40 triệu USD, theo National Journal.

Khoảng 500 trang tài liệu điều tra của Thượng viện đã cho thấy hoạt động tra tấn của CIA là “tàn bạo trên mức tưởng tượng”, “hoàn toàn thiếu hiệu quả” và cáo buộc CIA “lừa dối Nhà Trắng và Quốc hội” trong khi tiến hành những hoạt động tra tấn “tàn bạo và vô ích”, theo Reuter.

Hữu Đạt

Theo TNO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.