Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Nga - Mỹ đe nhau bằng cả vũ khí hạt nhân
13 Tháng Mười Hai 2014 11:25 SA GMT+7
Cả Nga và Mỹ trong mấy ngày qua đều nói tới những điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược. Điều đó cho thấy cuộc đối Nga-Mỹ càng lúc càng căng thẳng.

Phải nói luôn là khả năng hai cường quốc này sử dụng vũ khí hạt nhân để tiêu diệt nhau rất, rất thấp, nếu không muốn nói là sẽ không xảy ra.

Việc cả hai bên đều nói tới các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân vào lúc này theo các chuyên gia cũng chỉ là để nắn gân nhau trong cuộc đấu cân não giữa đôi bên xung quanh vấn đề Ukraina.

Nga-Mỹ đe nhau bằng cả vũ khí hạt nhân

Các phương tiện hạt nhân Nga diễu hành trên Quảng trường Đỏ năm 2014

Ngày 11/12, Bộ Tổng Tham mưu Nga tố cáo phương Tây đang tiến hành những nỗ lực để làm giảm năng lực tấn công của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Hãng thông tấn Itar-Tass dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, tướng Valery Gerasimov, nói: “Phương Tây đang tiến hành những biện pháp cụ thể nhằm làm suy yếu năng lực chiến đấu của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga”.

Theo tướng Gerasimov, “việc mở rộng những khả năng chiến đấu của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ đã được chọn là một trong những phương pháp chính của sự đối đầu này”.

Tổng tham mưu trưởng cũng giải thích rằng tiềm lực quân sự của hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu “dưới những mục tiêu có vẻ chính đáng” vuợt xa rất nhiều lần so với mức cần thiết để có thể vô hiệu hóa các mối đe dọa tên lửa hiện tại và tiềm năng cho các nước châu Âu.

“Trong khi đó, bất chấp rất nhiều lần đề xuất của chúng tôi, cả Mỹ và các quốc gia châu Âu lẫn NATO nói chung đều không muốn đảm bảo việc không sử dụng hệ thống này để chống lại Liên Bang Nga”ông Gerasimov lưu ý.

Một ngày sau đó, 12/12, Bộ Quốc phòng Nga cho hay điều khoản về việc mở cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu đối với kẻ thù tiềm tàng không được đưa vào bản dự thảo mới của học thuyết quân sự nước này.

Tuy nhiên, theo hãng tin Interfax, dự thảo học thuyết mới đã định nghĩa rõ ràng những trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược. Cụ thể, vũ khí này sẽ được sử dụng nếu chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga bị đe dọa, một nguồn tin cho biết. Học thuyết nêu rõ Tổng thống Nga là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc mở cuộc tấn công hạt nhân.

Theo hãng RIA-Novosti, quân đội Nga trước đó đã liên tục đề nghị bổ sung khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu đối với các nước hoặc khối gây hấn tiềm tàng.

Hồi tháng 09/2012, Tổng thống Nga Putin đã yêu cầu giới chức quân đội và các quan chức cấp cao trong chính phủ soạn thảo học thuyết quân sự mới cho phù hợp với sự thay đổi của các thách thức quân sự hiện đại và nền chính trị toàn cầu. Thời hạn hoàn tất việc này là cuối năm 2014.

Các quan chức tham gia soạn thảo cho biết học thuyết mới sẽ tập trung xem xét những nguy cơ phát sinh từ Mùa xuân Arập, cuộc chiến ở Syria và cuộc khủng hoảng Ukraina. Học thuyết mới cũng được xây dựng để đối phó với chương trình Tấn công chớp nhoáng toàn cầu của Mỹ, vốn cho phép nước này tấn công bằng vũ khí thông thường ở mọi nơi mọi lúc trong vòng vài giờ đồng hồ.

Về phía Mỹ, ngày 12/12, Washington cho hay đang đề thảo tổ hợp biện pháp quân sự nhằm ép buộc Moskva tuân thủ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Mỹ sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp ngoại giao, kinh tế và quân sự để tin chắc rằng, Nga không đạt lợi thế đáng kể nếu vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Đó là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller trong phiên điều trần tại Quốc hội. Mỹ chưa hề nắm bằng chứng Nga vi phạm INF. Nhưng bản thân khả năng Moskva có thể rút khỏi thỏa thuận đã là cái cớ cho Bộ Ngoại giao Mỹ thảo luận biện pháp gây áp lực.

Viktor Murakhovski, thành viên Hội đồng Tư vấn cho Chủ tịch Ủy ban công nghiệp quốc phòng Nga nói: “Điều được Mỹ coi như sự vi phạm INF là việc Nga tiếp nhận biên chế vũ trang tổ hợp chiến thuật Iskander-M, có khả năng phóng tên lửa đạn đạo với tầm bắn lên đến 280 km và tên lửa hành trình R-500 với tầm bay được công bố 480 km. Người Mỹ cho rằng, các tên lửa hành trình này có thể bay xa hơn 500 km. Nga đã cung cấp cho Mỹ toàn bộ thông số kỹ thuật chính thức các loại vũ khí này. Chúng không vượt ngoài qui định Hiệp ước”.

Trong thực tế, vấn đề đã không phát sinh nếu phương Tây đồng ý hợp tác tích cực với Nga về an ninh. Năm 2010, tại hội nghị thượng đỉnh Hội đồng NATO - Nga, Moskva đã đề xuất một hệ thống phòng thủ tên lửa chung ở châu Âu. Nhưng các nước NATO từ chối và lựa chọn phương án Phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ. Kết quả là các tổ hợp quân sự mới làn lượt xuất hiện gần biên giới của Nga.

Nga phải đáp lại bằng cách triển khai Iskander và làm phương Tây khó chịu, hệ thống trở thành nguyên nhân cáo buộc Nga có thể vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung. Trong khi đó, chính Mỹ có những vấn đề đi lệch INF. Ông Murakhovski nói: “Người Mỹ sở hữu các máy bay không người lái trang bị vũ khí tấn công, mà cụ thể là tên lửa hành trình. Chúng có phạm vi hoạt động vượt giới hạn của hiệp ước: có loại 700 km, có loại 1.200 km”.

Ngoài ra, khi thử nghiệm phương tiện lá chắn NMD, Mỹ đã sử dụng tên lửa mục tiêu với tính năng tương tự tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bộ Ngoại giao Nga đã nhắc nhở Washington về điều này. Moskva cũng lưu ý tới các thiết bị phóng mà Mỹ muốn bố trí ở Ba Lan và Romania. Như thường lệ, Mỹ không để tâm tới những động thái vi phạm của mình. Họ chỉ lo Moskva rút khỏi Hiệp ước INF.

Chủ đề này xuất hiện lâu nay trong các cuộc thảo luận của giới chuyên gia. Hiệp ước INF được ký bởi Chủ tịch Liên Xô Gorbachev và Tổng thống Mỹ Reagan năm 1987. Các bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung (1.000-5.500 km) và tầm ngắn (500-1.000 km). Những năm qua, nhiều thay đổi đã diễn ra trong cán cân tiềm lực thế giới, văn kiện này nay không còn đáp ứng lợi ích an ninh của Nga.

Ông Khodarionok nhận định: “Tài liệu này về cơ bản không đáp ứng lợi ích địa chính trị và địa chiến lược của Nga. Mỹ không cần các tên lửa loại này vì họ được hai đại dương che chắn khỏi các địa bàn chiến sự chính trên thế giới. Còn Nga lại có nhu cầu. Tình hình hiện nay là Nga sở hữu các tên lửa bị Hiệp ước cấm sử dụng. Trong khi Ấn Độ được phép, Pakistan được phép, Iran tích cực phát triển chương trình liên quan đến tên lửa lớp này. Trung Quốc cũng sở hữu. Như vậy, hiệp ước không còn đáp ứng lợi ích quốc gia Nga. Rút khỏi hiệp ước là nhiệm vụ trong tương lai gần. Có thể làm như người Mỹ khi họ đơn phương từ chối Hiệp ước phòng thủ tên lửa ký năm 1972”.

Tham vấn giữa Nga và Mỹ về INF đã diễn ra tại Moskva ngày 11/09/2014. Các bên đều không hài lòng với những câu trả lời nhận được. Bộ Ngoại giao Nga nói, chưa có lịch nối lại tham vấn về vấn đề này.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.