Tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông và biển Hoa Đông: Trung Quốc vuốt ve để che đậy
22 Tháng Mười Hai 2014 8:20 SA GMT+7
Ngày 18/12, Giáo sư Oriana Skylar Mastro thuộc Đại học Georgetow, Mỹ có bài viết trên tạp chí The National Interest với nhận định, Trung Quốc sẽ cụ thể hóa tham vọng (với 3 nguyên do) triển khai lực lượng quân đội tới các vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thứ nhất, động cơ về kinh tế. Hiện có khoảng 20.000 công ty Trung Quốc hoạt động tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với mức đầu tư 60 tỉ USD. Thứ hai, người Trung Quốc ra nước ngoài đang gia tăng. Ước tính đến năm 2020, con số này sẽ khoảng 150 triệu người. Thứ ba, tham vọng lãnh đạo và tạo dựng ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Luôn khó lường

Ngày 19/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký dự luật ngân sách quốc phòng trị giá gần 578 tỷ USD cho tài khóa năm 2015. Cũng trong ngày 19/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, đã kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đồng thời yêu cầu Washington "thiết thực tôn trọng lợi ích cốt lõi và mối quan tâm quan trọng của Trung Quốc".

Ông Cảnh Nhạn Sinh cho rằng, hành động của Mỹ là can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Cùng ngày 19/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng phản đối việc Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua quyết định cho phép bán 4 tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường lớp Perry (USS Taylor, USS Gary, USS Carr và USS Elrod) cho Đài Loan. Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan luôn là chủ đề gây căng thẳng trong quan hệ Bắc Kinh-Washington.

Vuốt ve để che đậy

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh

Theo nguyệt san Kanwa Defense Review số tháng 12, Trung Quốc đã phát triển vũ khí (tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ tốc độ cao, máy bay trực thăng vũ trang, rocket chính xác tầm xa, máy bay không người lái...) dành cho chiến tranh với Đài Loan, bất chấp việc quan hệ 2 bờ đã được cải thiện đáng kể.

Ngày 16/12, hãng Central News Agency (CNA) dẫn tuyên bố của người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu - Đài Loan đã quyết định tự chế tạo tàu ngầm và mong nhận được sự trợ giúp của Mỹ trong vấn đề này. Trước đó (06/12), cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á-Thái Bình Dương Schriver cho rằng, Mỹ không nên cô lập Đài Loan để vỗ về Trung Quốc, Washington cần tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Vuốt ve để che đậy

Tàu chiến lớp Perry mà Mỹ bán cho Đài Loan

Theo tờ Want China Times (Đài Loan), quân đội Trung Quốc đang ráo riết cải tiến loại chiến đấu cơ ném bom 2 chỗ ngồi JH-7 nhằm chuẩn bị cho cuộc xung đột tiềm tàng tại Biển Đông. Cũng theo tờ Want China Times, không quân Mỹ và không lực hợp thành của hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đứng thứ nhất và thứ hai trong bảng xếp hạng thế giới. Đứng thứ 3 là Nga, theo sau là Trung Quốc, và Nhật Bản. Trung Quốc hiện có tổng cộng 1.321 chiến đấu cơ các loại, 134 máy bay ném bom hạng nặng và 700 trực thăng chiến đấu.

Ngày 19/12, khi trả lời tờ Wall Street Journal, Chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris tuyên bố, ông sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc và các nước trong khu vực, bất chấp những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Theo ông Harry Harris, Washington sẽ tìm cách thiết lập quan hệ mạnh mẽ với các nước trong khu vực mà không phụ thuộc vào Trung Quốc; đồng thời cho rằng, việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông "không phải là hành động của một nước lớn", và hoan nghênh Philippines kiện Trung Quốc về “đường lưỡi bò” phi pháp tại Biển Đông.

Vuốt ve để che đậy

Đô đốc Harry Harris

Vẫn khó minh bạch

Ngày 19/12, hãng AP đưa tin, Washington và Tokyo đã tuyên bố chính thức hoãn sửa đổi Hướng dẫn hợp tác quốc phòng mà hai bên dự định sẽ hoàn tất trong năm nay. Theo đó, Nhật-Mỹ sẽ hoàn tất hướng dẫn sửa đổi hợp tác quốc phòng mới trong 6 tháng đầu năm 2015.

Trước đó hãng Kyodo đưa tin, tại cuộc họp ngày 17/12, Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Baek Seung Joo đã truyền đạt quan điểm của Seoul với người đồng cấp Nhật Bản Hideshi Tokuchi, theo đó Tokyo cần đóng góp vào hòa bình và ổn định trong khu vực thông qua chính sách an ninh minh bạch. Hàn Quốc từng bày tỏ quan ngại trước việc Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy chính sách quốc phòng chủ động - cho phép quân đội Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong liên minh với Mỹ.

Vuốt ve để che đậy

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Obama tại hội nghị cấp cao ở Bắc Kinh ngày 12/11

Cũng trong ngày 17/12, Tướng không quân Mỹ Chris Bogdan khẳng định, từ năm 2018, Nhật Bản sẽ là nơi bảo dưỡng lớn đối với mẫu chiến đấu cơ mới F-35 tại khu vực Bắc Thái Bình Dương. Nhưng ngày 18/12, Hàn Quốc lập tức tuyên bố, sẽ không đưa phi đội F-35 của mình tới Nhật Bản bảo dưỡng. Được biết, Hàn Quốc có kế hoạch đặt mua 40 chiếc F-35, với đợt giao hàng đầu tiên diễn ra vào năm 2018.

Nếu Hàn Quốc không bảo dưỡng F-35 tại Nhật Bản, Seoul sẽ phải đưa chiến đấu cơ này tới Australia và kinh phí dự tăng gấp nhiều lần. Hãng tin Bloomberg cho biết, Australia đang cân nhắc mua 12 tàu ngầm trang bị công nghệ quân sự tối tân của Nhật Bản. Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cho biết, nước này đang cân nhắc yêu cầu của Nhật, Đức, Thuỵ Điển và Pháp về việc cung cấp cho Australia một hạm đội tàu ngầm hiện đại mới sau khi họ có kế hoạch thay thế 6 tàu ngầm lớp Collins vào năm 2026.

Ngày 18/12, trang mạng World Socialist cho biết, Mỹ đang muốn tăng cường hợp tác với Hàn Quốc và Nhật Bản để mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo liên hợp tại khu vực Đông Bắc Á bởi đây là một phần của việc mở rộng quân bị nhằm vào Trung Quốc. Được biết, Washington và Tokyo đang hợp tác để xây dựng hệ thống tên lửa đạn đạo kết hợp với hệ thống radar X-band ở miền bắc Nhật Bản, đồng thời triển khai hệ thống radar thứ hai ở nước này nhằm kết nối với hệ thống radar phòng thủ tên lửa Aegis của hải quân Mỹ.

Cùng ngày 18/12, hãng thông tấn Yonhap đưa tin: Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán về việc chia sẻ thông tin tình báo quân sự giữa 3 nước. Việc này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản chưa được cải thiện vì vấn đề lịch sử và tranh chấp biển đảo. Cũng trong ngày 18/12, tờ Mainichi (Nhật Bản) đưa tin, tại cuộc họp ở Thành phố Đại Liên (Trung Quốc), đại diện chính phủ Nhật Bản và chính phủ Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn săn trộm san hô của tàu thuyền Trung Quốc trên vùng biển Nhật Bản. Theo đó, 2 nước sẽ trấn áp và phạt nặng hơn đối với người vi phạm.

Không nên hiểu lầm

Ngày 19/12, tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) đưa tin, Trung Quốc sẽ xây dựng mạng lưới giám sát xa bờ, bao gồm vệ tinh và trạm tín hiệu radar, để tăng cường sức mạnh hải quân. Theo giới truyền thông Trung Quốc, mạng lưới này có thể bao trùm vùng biển ven bờ, vùng biển quốc tế và vùng biển cực địa. Cục hải dương quốc gia Trung Quốc cho rằng, mạng lưới giám sát này dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020 và có ý nghĩa "mang tính căn bản" đối với cái gọi là "bảo vệ lợi ích biển" của Trung Quốc.

Vuốt ve để che đậy

Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Cũng trong ngày 19/12, hãng BBC và Reuters đã coi hành động kể trên của Trung Quốc có thể gây ra tình hình căng thẳng cho khu vực này. Bởi Trung Quốc tuyên bố "có chủ quyền" đối với hầu như toàn bộ Biển Đông, khu vực được cho là có tài nguyên khoáng sản, dầu khí phong phú. Cùng ngày 19/12, hai tàu Hải cảnh Trung Quốc (1401 và 2166) đã xâm nhập lãnh hải 12 hải lý thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và Nhật Bản đã ra công hàm phản đối động thái này. Đây là lần thứ 30 trong năm 2014, tàu Trung Quốc tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để tuần tra.

Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn tuyên bố hôm 18/12 của Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương - Bắc Kinh không có ý định cũng như khả năng làm lung lay vị trí dẫn đầu của Mỹ. Đổi lại, Mỹ nên cư xử với Trung Quốc bằng “tầm nhìn chiến lược”. Ông Uông Dương đưa ra tuyên bố kể trên tại Diễn đàn Kinh tế Trung-Mỹ diễn ra hôm 17/12 ở Chicago (Mỹ).

Ngày 18/12, Mỹ-Trung đã khép lại vòng làm việc của Ủy ban Thương mại hỗn hợp Mỹ-Trung (JCCT) lần thứ 25 tại Chicago, với việc 2 bên đạt được tiến triển đáng hoan nghênh trong nhiều lĩnh vực. Cùng ngày 18/12, tờ Chuyên gia (Nga) bình luận, không phải vì phương Tây bao vây Nga mà Moskva phải lệ thuộc Trung Quốc và nhiều nước châu Á-Thái Bình Dương muốn xứ sở bạch dương làm đối trọng trong quan hệ với Bắc Kinh.

Theo trang tin The Washington Free Beacon, Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa (DF-41 hôm 13/12 tại một cơ sở bí mật) và có thể mang nhiều đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV). Mỹ coi việc phóng DF-41 là bước tiến đáng kể đối với lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, cũng như có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lực lượng chiến lược. Theo Trung tâm tình báo hàng không - không gian Mỹ (NASIC), DF-41 có khả năng mang tới 10 đầu đạn hạt nhân và dự kiến được triển khai trong năm tới.

Ngày 15/12, Tiến sỹ Lý Thành đến từ Viện Brookings (Mỹ) có bài nhận định trên tờ Huffington Post, theo đó sau khi đề xuất với Mỹ xây dựng mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới, Trung Quốc rất sốt sắng thúc đẩy việc này, trong khi Mỹ lại hoài nghi. Bởi trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 11, Tổng thống Barack Obama không hề nhắc đến cụm từ “mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới”.

Điều này khiến dư luận đặt nhiều dấu hỏi, theo đó đằng sau mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới là gì? Và theo Tiến sỹ Lý Thành, thái độ ngày càng hung hăng trong tranh chấp lãnh thổ và lập trường cứng rắn đối với các nước láng giềng sẽ không cải thiện được hình ảnh và cũng không thúc đẩy được mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới, cho dù Trung Quốc rất muốn.

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.