ASEAN 2015 - đoạn đầu con đường hội nhập
03 Tháng Giêng 2015 9:20 SA GMT+7
Năm 2015 sẽ là một năm đầy thách thức đối với ASEAN khi ngưỡng cửa Cộng đồng kinh tế chung (AEC) đang đến gần.
Tiết mục văn nghệ của Việt Nam tại Liên hoan nghệ thuật các dân tộc ASEAN 2014 tổ chức tháng 11/2014, ở Phnom Penh (Campuchia) - Ảnh: TTXVN

Thế nhưng những thách thức cho AEC không chỉ là chuyện có kịp đạt mục tiêu vào cuối năm 2015 hay không mà còn là câu chuyện của những năm sau đó.

Sau gần 50 năm thành lập, Hiệp hội Các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đang tiến gần hơn đến dấu mốc quan trọng của một cộng đồng chung trong đó có sự hội nhập về kinh tế, chính trị - an ninh và văn hóa - xã hội. Cộng đồng kinh tế đang được nhắc đến nhiều khi thời hạn cuối năm 2015 chỉ còn 12 tháng.

Chặng đường chông gai

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề một hội thảo hồi cuối tháng 11/2014 tại Myanmar, Tổng thư ký (TTK) ASEAN Lê Lương Minh cho biết hiện đã có hơn 82% trong tổng thể các biện pháp của lộ trình xây dựng AEC được thực hiện.

Thị trường rộng lớn

AEC hướng đến việc tạo ra một thị trường chung và một nền tảng sản xuất với dòng chảy tự do của dịch vụ, hàng hóa, vốn, đầu tư và lao động lành nghề. Với những mục tiêu tham vọng của kế hoạch này, các nhà phân tích nói nhiều thách thức lớn được đặt ra. Tuy nhiên, 10 nước trong khối vẫn có nhiều cơ hội. ASEAN có tổng GDP 2.400 tỉ USD với số dân hơn 600 triệu người.

“Về lý thuyết, nếu chỉ nhìn vào con số khoảng 18% còn lại thì không lớn nhưng nó lớn ở chỗ tính chất của các biện pháp đấy sẽ khó thực hiện hơn vì liên quan đến những lĩnh vực nhạy cảm hơn trong nền kinh tế của các nước thành viên” - TTK Lê Lương Minh nhận định.

Ông cho biết thêm các biện pháp khó còn lại cần phải triển khai nằm trong các lĩnh vực về giao thông, lĩnh vực về nhất thể hóa hải quan.

Ngoài ra, ông cho rằng sự khác biệt trong hệ thống luật pháp của các nước cũng gây khó khăn trong việc hài hòa hóa các chính sách, thỏa thuận khu vực.

Trong khi đó trang Today Online dẫn lời chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế Singapore Simon Tay ví von: “Chúng ta đang đợi đoàn tàu hội nhập toàn diện. Ðoàn tàu có thể trễ một chút và đang chạy chậm hơn chúng ta kỳ vọng nhưng ít ra nó chưa bị văng ra khỏi đường ray. Nếu chúng ta lái đoàn tàu đi nhanh quá, chúng ta sẽ đối mặt với việc trật bánh”.

Ông Tay cho rằng một quá trình ổn định, từng bước một là cần thiết.

Cho đến nay, theo Today Online, một số biện pháp được thực hiện thành công là giảm thuế, không ngừng tự do hóa thương mại, dỡ bỏ hàng rào thuế quan...

Nhưng vẫn còn những mảng tồn tại, trong đó có các vấn đề như bãi bỏ hàng rào phi thuế quan, tự do hóa dịch vụ, di cư lao động và sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo TTK Lê Lương Minh, để ASEAN có thể tập trung vào triển khai những biện pháp phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực khác thì cần môi trường ổn định có hòa bình và an ninh. “Vấn đề biển Ðông cũng là một thách thức” - ông khẳng định.

Thêm vào đó, báo Bangkok Post dẫn lời Bí thư thường trực  Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow cũng chỉ ra các thách thức mới về một cộng đồng đi lại thông thoáng hơn. Ðó là nguy cơ nạn buôn người tăng lên, di cư bất hợp pháp, tội phạm ma túy và tội phạm xuyên quốc gia.

Lãnh đạo ASEAN khẳng định quyết tâm

Mục tiêu của AEC không chỉ dừng lại ở cuối năm 2015. TTK Lê Lương Minh nhắc lại rằng ASEAN đã thông qua một tuyên bố chính trị về tầm nhìn cho khối sau năm 2015, trong đó khẳng định quá trình hội nhập và xây dựng cộng đồng sẽ không dừng lại sau năm 2015 mà sẽ tiếp tục.

“ASEAN cũng cần đề ra một lộ trình cụ thể sau năm 2015, không chỉ là lộ trình thực hiện các biện pháp mới mà cả việc thực hiện các biện pháp còn lại vì đến cuối năm 2015, ASEAN có thể sẽ không thực hiện được hết các biện pháp đã đề ra” - TTK Lê Lương Minh nói với Tuổi Trẻ.

Today Online dẫn lời tiến sĩ Kaewkamol Pitakdumrongkit thuộc Trường nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam nhận định: “Các biện pháp còn tồn tại sẽ khó hoàn thành hơn bởi nếu muốn thực hiện được, chúng ta cần có sự điều chỉnh trong mỗi nước thành viên. Ðiều đó có nghĩa là các nước phải điều chỉnh luật và quy định của mình cho phù hợp với các thỏa thuận AEC”.

Trong cuộc gặp mặt báo chí cuối năm, đại diện Vụ ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết tại hội nghị cấp cao ASEAN - 25 diễn ra ở Myanmar, lãnh đạo các nước ASEAN tiếp tục khẳng định dành ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành đúng hạn lộ trình xây dựng AEC.

Theo đại diện Vụ ASEAN, tính đến cuối năm 2014, tiến độ triển khai chung trên cả ba trụ cột đạt trên 85%. Cụ thể, về trụ cột chính trị - an ninh, ASEAN đã triển khai được 125/147 dòng hành động (tương đương 85%).

Ðối với những dòng hành động còn lại, các nước đều đã xung phong nhận chủ trì, dự kiến sẽ hoàn tất trong năm 2015. Về trụ cột kinh tế, tỉ lệ triển khai đạt 78,1%. Về văn hóa - xã hội đã triển khai được 97%. Ðại diện Vụ ASEAN cho biết những tỉ lệ này phản ánh nỗ lực, cam kết và quyết tâm của ASEAN trong tiến trình xây dựng cộng đồng.

Với chủ đề “Người dân của chúng ta, cộng đồng của chúng ta, tầm nhìn của chúng ta”, Malaysia, nước chủ tịch ASEAN năm 2015, nêu một số trọng tâm trong năm tới gồm: xây dựng cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm, thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các biện pháp đề ra trong lộ trình xây dựng cộng đồng, xây dựng tầm nhìn cộng đồng ASEAN sau năm 2015 trên cơ sở các thành tố chính đã được thông qua tại cấp cao ASEAN-25, đẩy mạnh những hoạt động tuyên truyền, quảng bá ASEAN.

 

VIỆT PHƯƠNG - Q.TRUNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.