5 thách thức của y tế thế giới trong năm 2015
03 Tháng Giêng 2015 9:30 SA GMT+7
Y học thế giới đã có những bước tiến đáng kể nhưng còn đó những thách thức lớn cho sức khỏe nhân loại. Trang Vox của Mỹ nhận định về năm vấn đề trong năm nay.

1. Mối lo kháng thuốc

Nếu không hành động kịp thời, các bệnh do vi khuẩn kháng thuốc gây ra sẽ nguy hiểm hơn cả ung thư. Trong nhiều thập kỷ qua, tình trạng kháng thuốc tăng mạnh bởi con người đã lạm dụng kháng sinh theo nhiều cách.

Trong lịch sử y tế, thường khi một kháng sinh giảm tác dụng, lập tức người ta bào chế ra loại mới hiệu quả hơn. Nhưng theo trang Vox, thực tế chưa có thêm loại kháng sinh nào được “nâng cấp” từ các dòng kháng sinh phổ biến suốt từ năm 1987.

Theo Amr-Review, mỗi năm tình trạng kháng thuốc làm tăng ít nhất 10 triệu ca tử vong (cao hơn nhiều so với số ca tử vong vì ung thư). Tính tới năm 2050, tình trạng này cũng làm thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 100.000 tỉ USD.

2. Nỗi ám ảnh Ebola

“Cơn hỗn loạn” về virút Ebola đã qua nhưng dịch bệnh thì chưa dứt. Nhưng một điểm sáng có thể hi vọng năm nay là sẽ bào chế thành công và đưa ra thị trường một số loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị Ebola.

Tại thời điểm này đã có hàng chục loại thuốc đang được nghiên cứu bào chế, nhưng vẫn chưa loại nào được chứng minh có thể điều trị hiệu quả với người và được cấp phép bán ra thị trường. Đây quả là điều đáng suy ngẫm khi virút Ebola được phát hiện từ năm 1976 và gần như đã bị ngành y dược thế giới bỏ qua.

3. Vẫn ưu tiên về sức khỏe toàn cầu

Trong 25 năm qua, có lẽ không có lĩnh vực nào trên thế giới có được nhiều thành tựu đáng kể như y tế.

Cụ thể, số trẻ tử vong đã giảm 47%, tỉ lệ tử vong ở thai phụ giảm 45%, tỉ lệ lây lan các bệnh dịch lớn như HIV/AIDS, sốt rét và nhiều bệnh khác cũng bắt đầu giảm. Ngân sách đóng góp cho hoạt động y tế toàn cầu từ các chính phủ và tổ chức nhân đạo cũng tăng từ 5,82 tỉ USD năm 1990 lên 31,3 tỉ USD năm 2013.

4. Bóng ma khí thải

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng rõ rệt tới sức khỏe con người. Lượng khí nhà kính đang ở mức kỷ lục từ trước tới nay và tỉ lệ thải khí này cũng đang tăng.

Theo bà Margaret Chan, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là vấn đề của nền y tế toàn cầu. Bà Chan khẳng định: “Chứng cứ đã quá hiển nhiên: biến đổi khí hậu đang đe dọa tới sức khỏe con người. Các giải pháp đã có và chúng ta cần kiên quyết thực hiện để thay đổi tình trạng này”.

5. Công khai các thử nghiệm lâm sàng

Theo Vox, một thực tế rất đáng lo ngại là ngay trong nền y học đương đại, rất nhiều nghiên cứu y học đã không được công bố. Và như thế, nhiều người chúng ta hiện đang sử dụng thuốc và các thiết bị y tế dựa theo những thông tin nghiên cứu đã được chọn công bố một cách có chủ ý.

Tháng trước, Bộ Y tế Mỹ đã đề xuất quy định mới, theo đó các nhà nghiên cứu muốn tiến hành thử nghiệm y khoa lâm sàng sẽ phải đăng ký trước ba tuần vào cơ sở dữ liệu toàn cầu tại địa chỉ clinicaltrial.gov. Sau đó, họ cũng buộc phải báo cáo tóm tắt kết quả, bất luận thế nào.

 

D.KIM THOA

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.