Cuộc đua tàu ngầm ở Biển Đông đã bắt đầu...
09 Tháng Giêng 2015 8:36 SA GMT+7
Ngày 02/01, tờ Defense News dẫn nhận xét của cựu Tư lệnh hải quân Nhật Bản Yoji Koda, theo đó có 2 yếu tố quan trọng tác động tới an ninh ở Thái Bình Dương trong năm 2015. Đó là, thay đổi chiến thuật của Trung Quốc về tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, và sự phát triển ổn định của lực lượng tàu ngầm trong khu vực.

Theo giới truyền thông, tuy số lượng tàu ngầm của các nước ASEAN kém xa so với lực lượng tàu ngầm hùng hậu của Trung Quốc (60 chiếc), nhưng cũng góp phần làm giảm thế độc quyền của Bắc Kinh về tàu ngầm tại Biển Đông.

Chạy đua để thể hiện đẳng cấp

Ngày 05/01, tờ Tin tức Trung Quốc cho rằng, Thái Lan đang muốn xây dựng một biên đội tàu ngầm. Trước đó (02/01), tờ Bangkok Post đưa tin, hải quân Thái Lan đang xem xét mua tàu ngầm của 1 số nước, và tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc đang được quan tâm bởi có giá rẻ nhất - khoảng 330 triệu USD/chiếc. Còn theo tờ Diplomat (04/01), Thái Lan đã có ý định mua 2-3 chiếc tàu ngầm trong ngân sách quốc phòng 2016. Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan đã cơ bản đồng ý với kế hoạch này.

Trước đó (20/11/2014), Tư lệnh Hải quân Thái Lan Kraisorn Chansuvanich tiết lộ, nước này đã tái khởi động kế hoạch mua tàu ngầm. Tháng 07/2014, Thái Lan đã đầu tư xây dựng một trung tâm huấn luyện tàu ngầm trị giá hàng triệu USD, đồng thời cử sĩ quan tới Hàn Quốc, Đức để tập huấn về tàu ngầm.

Theo thống kê, trong mấy năm qua, châu Á-Thái Bình Dương đã trở thành khu vực phát triển tàu ngầm tích cực nhất thế giới và 2014 được coi là năm nghiên cứu, chế tạo và trang bị tàu ngầm của các nước xung quanh Trung Quốc. Được biết, Indonesia đã đặt mua 2 tàu ngầm lớp Type-209 của Hàn Quốc và đến những năm 2020 sẽ mua thêm 12 chiếc nữa.

Giới truyền thông cho rằng, Malaysia đang sử dụng 2 tàu ngầm lớp Scorpene do Pháp và Tây Ban Nha thiết kế. Và theo tạp chí quốc phòng Jane’s (Anh), tàu ngầm lớp Scorpene KD Tun Abdul Razak của Malaysia đã lần đầu tiên bắn thử ngư lôi Black Shark thành công (cuối tháng 10/2014) tại cuộc tập trận mang tên “Chiến dịch Barracuda 2014”.

Trung Quốc muốn tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu ngầm

Singapore hiện sở hữu 6 tàu ngầm cũ của Thụy Điển và sẽ mua tàu ngầm mới. Theo nghiên cứu của SIPRI, Singapore chi tới 25% ngân sách cho quốc phòng và chiếm 4% tổng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2008-2012 và là nước nhập khẩu vũ khí thứ năm thế giới. Chi tiêu quốc phòng Singapore tăng từ 600 triệu USD thập niên 1980 lên 12 tỉ USD năm 2013.

Theo Hãng FlightGlobal, Singapore có lực lượng không quân lớn nhất Đông Nam Á và hải quân của nước này thuộc loại hùng mạnh nhất khu vực. Theo nhà phân tích Michael Raska đến từ Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Singapore muốn chuẩn bị tốt để đối phó với nguy cơ khủng hoảng bùng phát từ tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

Gần 1 tháng trước (17/12/2014), tờ Diplomat dẫn tuyên bố của Phó Tư lệnh hải quân Philippines Caesar Taccad: Manila cần ít nhất 2-3 tàu ngầm để tăng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo trước nguy cơ ngày càng lấn lướt của Bắc Kinh tại Biển Đông. Riêng trong năm 2013, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã ký luật đầu tư 1,8 tỉ USD để hiện đại hóa quân đội. Tháng 07/2014, ông Benigno Aquino trình ngân sách quốc phòng 2,6 tỉ USD, cao hơn 30% so với năm 2013.

Những khoản ngân sách lớn

Ngày 06/01, một nữ phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Australia cho biết, nước này đang đàm phán với Nhật Bản và một số đối tác khác về thiết kế, sản xuất tàu ngầm kiểu mới, nhưng không nhắc tới việc sẽ hợp tác với Tokyo sản xuất tàu ngầm lớp Soryu. Theo tờ Mainichi Shimbun, Australia có kế hoạch thay thế đội tàu ngầm chạy bằng dầu diesel và điện bằng 12 tàu ngầm mới kể từ năm 2018, nhưng hiện vẫn chưa quyết định đối tác cung cấp.

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản

Ngày 05/01, hãng AFP đưa tin, Nhật Bản đã đề xuất hợp tác sản xuất thay vì xuất khẩu 12 tàu ngầm lớp Soryu cho Australia. Và nếu kế hoạch này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên Nhật Bản hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, phát triển và sản xuất tàu ngầm. Đề xuất này nhằm giảm bớt lo ngại của Canberra về tác động tiêu cực của việc nhập khẩu hoàn toàn tàu ngầm tới ngành công nghiệp đóng tàu của Australia.

Bởi theo một báo cáo hồi tháng 09/2014, Australia dự kiến chi 20 tỷ USD để mua thay vì sản xuất trong nước sẽ tốn từ 40 đến 65 tỷ USD. Tờ Quốc phòng Trung Quốc từng cho rằng (10/12/2014), việc chính thức đi vào hoạt động của tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra của hải quân hoàng gia Australia sẽ giúp nước này vươn ra Biển Đông. Giới quân sự cho rằng, Australia đang chuyển từ phòng thủ sang tấn công, và trong tương lai có thể vươn xa ra ngoài khu vực.

Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, từ năm 2009, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã biên chế tàu ngầm với tốc độ mua sắm mỗi năm 1 chiếc và Tokyo đã đặt mua 4 tàu ngầm lớp Soryu mới nhất từ Công nghiệp nặng Kawasaki và Công nghiệp nặng Mitsubishi. Giới quân sự cho rằng, tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản hiện là đối thủ lớn nhất của tàu ngầm Trung Quốc.

Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato cho rằng, tàu ngầm lớp Soryu mạnh hơn bất cứ loại tàu ngầm nào do Tokyo chế tạo trước đây. Bởi có năng lực chạy liên tục dưới nước nổi trội và tốc độ lặn cùng chạy khi nổi của nó tương đương với tàu ngầm lớp Harushio, lớp Oyashio hiện có. Và Tokyo đang thực hiện mục tiêu nâng từ 16 lên 22 chiếc tàu ngầm vào năm 2018.

Tàu ngầm lớp Jang Bogo của Hàn Quốc

Được biết, nhà máy đóng tàu Shimonoseki thuộc tập đoàn công nghiệp Mitsubishi đã bàn giao 2 tàu tuần tra Type mới (loạt đầu tiên của kế hoạch đóng mới 10 tàu tuần tra trong năm 2015) cho lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản (JCG) và JCG đã tuần tra bằng 2 tàu này tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ cuối tháng 10/2014. Giới quân sự từng nhận định, cuộc tập trận Keen Sword (từ 10 đến 19/112014, với sự tham gia của hơn 30.000 quân Nhật và 11.000 quân Mỹ) là dịp để Chuẩn đô đốc Hidetoshi Iwasaki, người Nhật Bản lần đầu chỉ huy, giúp quân đội Nhật nâng cao vai trò trong bối cảnh Trung Quốc hiện đại hóa quân sự quá nhanh.

Theo giới truyền thông, Nhật-Pháp đã đạt được thỏa thuận để ký hiệp định phối hợp nghiên cứu phát triển và xuất khẩu vũ khí, cũng như trang thiết bị quân sự. Và việc này sẽ diễn ra tại hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật-Pháp sẽ được tổ chức tại Tokyo trong tháng 03/2015. Dự kiến, Tokyo và Paris sẽ hợp tác nghiên cứu phát triển tàu ngầm không người lái và robot có khả năng tác nghiệp trong môi trường độc hại như bị nhiễm phóng xạ...

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Giới chuyên môn cảnh báo về nguy cơ va chạm tàu ngầm trên Biển Đông giữa hải quân Trung Quốc với các nước ASEAN khi họ chưa đạt được thỏa thuận về quản lý mặt biển và cứu hộ tàu ngầm.

Theo thông tin trên trang Russian Military Observer, Trung Quốc hiện đã biên chế 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094 và tới năm 2020, Bắc Kinh sẽ bổ sung thêm 4 tàu ngầm Type 094 và 2 tàu ngầm Type 096 thế hệ mới, có khả năng mang tổng cộng 80 tên lửa đạn đạo liên lục địa và từ 250 đến 300 tên lửa hạt nhân. Được biết, ngoài tàu ngầm tên lửa đạn đạo, Trung Quốc cũng đang đóng tàu ngầm tấn công Type 095 mới để thay thế tàu Type 093 hiện nay.

Tờ Thời báo Hoàn cầu từng đưa tin, Mỹ đã tìm ra rất nhiều cách để hoá giải mối đe doạ từ tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Tấn của Trung Quốc. Được biết, mỗi chiếc Type 94 có thể mang 12-16 tên lửa đạn xuyên lục địa JL-2 thế hệ mới, với tầm bắn 8.000 km, nên có khả năng vươn tới Mỹ khi được bắn từ vùng biển gần đó. Tình báo hải quân Mỹ từng dự đoán, Trung Quốc có thể sở hữu 75 tàu ngầm tên lửa đạn đạo vào năm 2020.

Theo tờ Kanwa Defense Review (số ra tháng 11/2014), đặc trưng cơ bản của tàu sân bay đầu tiên chế tạo ở nhà máy đóng tàu Giang Nam (tàu sân bay nội địa thứ hai của Trung Quốc) vẫn là động cơ thông thường, không sử dụng động cơ hạt nhân, và máy bay cảnh báo sớm có thể được triển khai trên tàu sân bay này. Còn theo tờ China News, Trung Quốc đang phát triển loại tàu tuần tra ven biển trọng tải gần 2.000 tấn, mang tên F91, để xuất sang thị trường châu Phi...

Trong khi đó, hải quân Mỹ sẽ mua 75 máy bay cảnh báo sớm E-2D và phi đội bay VAW-125 Tigertails sẽ triển khai trên tàu sân bay USS Franklin Roosevelt vào năm 2015 và cùng huấn luyện với liên đội hàng không số 1.

Ngày 05/01, trang tin Business Insider (Mỹ) cho rằng, Trung quốc đã triển khai khu trục hạm Tế Nam (Type 052C) được trang bị tên lửa dẫn đường hôm 22/12/2014 là động thái được cho là nhằm xây dựng một hạm đội khu trục hạm tên lửa mới để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh khi muốn “nuốt trọn gần hết Biển Đông”.

Cũng trong ngày 05/01, trang mạng quân sự sina.com của Trung Quốc cho biết, tàu Type 052D thứ 6 sắp hạ thủy và đây là chiếc thứ 6 thuộc loại này do Trung Quốc chế tạo. Tàu khu trục kiểu mới Type 052D đầu tiên của Trung Quốc đã đi vào hoạt động sau khi được trang bị radar tiên tiến, cùng thiết bị bắn thẳng đứng kiểu tăng cường.

Tàu khu trục Type 052D có khả năng mang tên lửa chống hạm siêu âm là mối quan ngại đáng kể đối với Mỹ tại Tây Thái Bình Dương. Được biết, Bắc Kinh đã lên kế hoạch đóng thêm nhiều tàu chiến hạng nặng cùng một số lượng lớn tàu khu trục Type 052 nhằm thiết lập các đội tàu bảo vệ tàu sân bay.

Hải quân Trung Quốc hiện thiết kế 1 tàu khu trục Type 052C cùng 5 tàu Type 052D để bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh và Bắc Kinh đang lên kế hoạch đóng thêm 1 tàu Type 052C và 7 tàu Type 052D.

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.