Chương trình Đối tác Thái Bình Dương không nhấn mạnh vấn đề an ninh hàng hải!
Wednesday, August 19, 2015 11:56 AM GMT+7
Họp báo tại Đà Nẵng, Đại tá Christopher Engdahl, Tổng Chỉ huy chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015 (PP15) phía Hoa Kỳ nêu rõ, PP chú trọng hợp tác nhân đạo chứ không nhấn mạnh về an ninh hàng hải

Như tin đã đưa, sáng 17/8, tàu bệnh viện USNS Mercy cùng tàu cao tốc USNS Millinocket của Hải quân Hoa Kỳ đã đến Đà Nẵng, bắt đầu thực hiện Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2015 (PP15). Ngay sau lễ đón tại cảng Tiên Sa, Đại tá Christopher Engdahl, Tổng Chỉ huy PP15 phía Hoa Kỳ và bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng đã chủ trì cuộc họp báo về chương trình này.

Đại tá Christopher Engdahl, Tổng Chỉ huy PP15 phía Hoa Kỳ phát biểu tại cuộc họp báo sáng 18/7 (Ảnh: HC)

Mở đầu cuộc họp báo, Đại tá Christopher Engdahl nói: “Tôi rất vui vì đây là lần thứ 6 PP đến Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đều là các quốc gia vùng Thái Bình Dương. Thái Bình Dương nuôi sống chúng ta, là nơi chúng ta chuyên chở hàng hóa, dịch vụ nhưng cũng là nơi mà các thảm họa thiên nhiên vẫn xảy ra. Chúng ta biết là ở vành đai lửa Thái Bình Dương thì vấn đề không phải là thảm họa sẽ xảy ra hay không mà là khi nào thì thảm họa sẽ xảy ra thôi.

Chương trình PP được thiết kế là để thúc đẩy sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề này. Đây là lần đầu tiên hai tàu của Hải quân Mỹ cùng đến Việt Nam để thực hiện PP và có lẽ không nơi nào tốt hơn Đà Nẵng để giúp chúng tôi triển khai chương trình và thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước cũng như thúc đẩy khả năng ứng phó với các thảm họa thiên tai!”.

Trả lời câu hỏi của PV Singapore, Đại tá Christopher Engdahl nêu rõ: “PP không nhấn mạnh vấn đề an ninh hàng hải mà chú trọng nhiều hơn đến sự hợp tác về nhân đạo như cứu trợ thiên tai. Chúng tôi đến đây cùng với các tổ chức phi Chính phủ như Project Hope, các bác sĩ, y tá, công binh… Họ sẽ giúp nâng cao khả năng sẵn sàng đối phó với thảm họa chứ không nhấn mạnh vấn đề hợp tác an ninh hàng hải hoặc quân sự trong sứ mệnh này của chúng tôi!”.

PV Singapore tiếp tục hỏi về sự liên quan giữa PP với vấn đề an ninh hàng hải. Đại tá Christopher Engdahl giải thích: “An ninh hàng hải là vấn đề lớn hơn nhiều, còn ở đây chúng tôi nhấn mạnh các hoạt động như cứu chữa bệnh nhân, chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển bệnh nhân… Đồng thời tổ chức các phiên đào tạo chung về cứu người dưới nước. An ninh hàng hải là chủ đề rộng lớn hơn công việc của chúng tôi. Trong khuôn khổ PP15, chúng tôi không có những việc như triển khai tàu thuyền, vũ khí hay hoạt động giữa những người lính với nhau!”.

Ông Charles Sellers, Trưởng phòng Chính trị Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM bổ sung thêm: “Chúng tôi rất hài lòng với sự gia tăng mối quan hệ song phương kể từ khi hai nước ký bản ghi nhớ năm 2008 về vấn đề hợp tác an ninh; cũng như năm 2013, khi Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký kết thực hiện đối tác toàn diện; hay mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ và cùng Tổng thống Obama đưa ra tuyên bố Tầm nhìn chung. Chúng tôi rất hài lòng khi sự trợ giúp nhân đạo, những hoạt động về tìm kiếm cứu nạn, ứng phó thiên tai… cũng gia tăng theo sự gia tăng trong mối quan hệ giữa hai nước!”.

PV Tuổi Trẻ: Những sự cố hoặc thảm họa xuất phát từ những vụ đụng độ trên biển Đông có nằm trong phạm vi xử lý của PP hay không?

Đại tá Christopher Engdahl: Không! Sứ mệnh của chúng tôi tập trung vào việc xử lý, cứu trợ các thảm họa thiên tai như bão, núi lửa, động đất, sóng thần… Sứ mệnh của chúng tôi là phi tác chiến. Những điều mà anh nói không nằm trong sứ mệnh của chúng tôi!

PV Pháp luật TP.HCM: Chương trình PP nhằm mục tiêu cứu trợ nhân đạo và giải quyết khủng hoảng về thiên tai. Vậy theo ông, hành động đổ hàng nghìn khối đất đá để cải tạo, xây đảo có tác động đến sự gia tăng thiên tai trên Biển Đông hay không? Ông có thể đưa ra cảnh báo gì đối với hành động này?

Đại tá Christopher Engdahl: Đó là câu hỏi dành cho Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ các nước trong khu vực để họ cùng thảo luận. Tuy nhiên câu hỏi này không nằm trong sứ mệnh của chương trình PP.

PV Tiền Phong: Ông có thể cho biết lực lượng quân nhân và y, bác sĩ trên tàu bệnh viện USNS Mercy (T-AH19) và tàu cao tốc USNS Millinocket?

Đại tá Christopher Engdahl: Tàu USNS Mercy có 800 – 900 người, trong đó có 300 y, bác sĩ nha khoa, nhi khoa, lão khoa... Ngoài ra có lực lượng phụ trợ là công binh, xét nghiệm, hậu cần. Trong thủy thủ đoàn cũng có 80 người thuộc lực lượng dân sự do ông Thomas Giudice chỉ huy. Tàu USNS Millinocket có 75 người và một phần ba trong số đó là các y, bác sĩ và công binh sẽ sát cánh cùng tàu USNS Mercy để thực hiện chương trình.

Đại tá Christopher Engdahl nhấn mạnh, Chương trình Đối tác Thái Bình Dương không nhấn mạnh vấn đề an ninh hàng hải mà chú trọng nhiều hơn đến sự hợp tác về nhân đạo (Ảnh: HC)

PV Dân Trí: Có thể kỳ vọng gì vào sự hợp tác giữa tàu USNS Mercy và các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn Đà Nẵng trong chương trình PP15?

Đại tá Christopher Engdahl: Trong chương trình này sẽ có một số khóa đào tạo, cấp bằng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các khóa này sẽ có sự sát cánh của các y, bác sĩ Việt Nam và Mỹ. Bên cạnh đó sẽ có một số ca phẫu thuật đặc biệt và cũng sẽ có sự tham gia của các bác sĩ Việt Nam. Đặc biệt, chúng tôi đang lên chương trình dự kiến ngày 27/8 sẽ có cuộc thao dượt trên tàu USNS Mercy về “Cứu trợ y tế biển đảo” để sẵn sàng đối phó với thảm họa. Như vậy là chương trình hoạt động rất sôi động, tích cực.

PV Infonet: Ông vừa nói tàu USNS Mercy sẽ tiến hành một số ca phẫu thuật đặc biệt. Trước khi tàu cập cảng thì đã có thông tin tàu sẽ phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân tim mạch, bỏng, thay khớp… Có rất nhiều bệnh nhân muốn được tàu USNS Mercy phẫu thuật nhưng theo chúng tôi được biết thì việc đăng ký khá khó khăn. Vì vậy xin ông cho biết việc chọn lựa bệnh nhân để tiến hành phẫu thuật như thế nào? Dự kiến sẽ phẫu thuật cho bao nhiêu ca?

Đại tá Christopher Engdahl: Đây là việc hợp tác với Đà Nẵng, nên tôi xin mời bà Hạnh trả lời!

Bà Lê Thị Thu Hạnh: Sở Ngoại vụ Đà Nẵng được UBND TP ủy quyền làm đầu mối cùng với phía Hoa Kỳ và các cơ quan liên quan của TP xây dựng chương trình tổng thể của PP15, trong đó có các hoạt động về trao đổi chuyên môn y tế.

Trong chương trình này có các ca phẫu thuật như anh đã đề cập. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên việc phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng chỉ từ 15 – 20 ca. Các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình – Phục hồi chức năng Đà Nẵng đã khám sàng lọc. Tuần vừa qua, các bác sĩ Mỹ cũng đã kiểm tra lại để chọn ra những trường hợp đưa lên tàu USNS Mercy để phẫu thuật.

Các trường hợp phẫu thuật về tim mạch lần này chỉ bao gồm chữa trị cho các bệnh nhân hở van tim, thực hiện tại khoa Tim mạch của Bệnh viện Đà Nẵng. Và cũng do kinh phí của chương trình khá hạn hẹp nên chỉ phẫu thuật cho khoảng 30 ca. Các bệnh nhân cũng đã được khám sàng lọc tại Bệnh viện Đà Nẵng.

Các trường hợp phẫu thuật tạo hình sẹo bỏng cũng được tiến hành tại bệnh viện này. Chúng tôi cam kết tất cả các bệnh nhân đang chữa trị tại khoa Bỏng của Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được các bác sĩ tàu USNS Mercy thăm khám. Với các trường hợp đã chữa lành thì sẽ tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ sẹo bỏng.

Đại tá Christopher Engdahl nói thêm trước khi kết thúc cuộc họp báo: PP15 đến Việt Nam là chặng cuối. Trước đó PP15 đã đến 6 nước Kiribati, Micronesia, đảo quốc Solomon, Fiji, Papua New Guinea, Philippines. Chúng tôi đã thực hiện chương trình này suốt 5 tháng và sau kết thúc tại Việt Nam chúng tôi sẽ quay trở lại cảng Santiago ở Califonia vào ngày 27/9. Việt Nam là quốc gia có quan hệ đối tác lâu dài với PP, vì vậy chương trình sẽ còn quay trở lại Việt Nam năm 2016. Đến thời điểm này thì chúng tôi đang lên chương trình cho năm 2016 rồi.

Điều mà tôi rút ra được khi thực hiện PP là thảm họa không chỉ gây thiệt hại cho một làng, một tỉnh, một thành phố hay một đất nước mà tất cả các nước trong khu vực cần hợp tác với nhau để đưa ra câu trả lời ở cấp khu vực. Các nước trong khu vực phải cùng làm việc, cùng hợp tác với nhau để thúc đẩy và mở rộng khả năng sẵn sàng đối phó với thiên tai. Chúng tôi rất vui khi tiếp tục hợp tác với Việt Nam trên vấn đề này.

Theo Infonet

 

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.