Philippines bắt đầu “tiền hậu bất nhất”
Thursday, August 20, 2015 3:08 PM GMT+7
Ngày 14-8, tờ Rappler và Sun Star của Philippines cùng tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin về cuộc gặp hôm 12-8 giữa Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tướng Kawano Katsutoshi với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin và Tổng tham mưu trưởng Hernando Iriveri.

Và tướng Kawano Katsutoshi đã phản đối việc dựa vào sức mạnh cơ bắp để làm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, đồng thời bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc tiến hành lấn biển xây đảo bất hợp pháp tại khu vực này. Ông Kawano Katsutoshi còn đề cập đến Hiệp định thăm viếng quân sự (VFA) trong tương lai giữa quân đội 2 nước bởi điều này sẽ cho phép quân đội và vũ khí của Nhật Bản tiếp cận các căn cứ quân sự của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho rằng, quan hệ quốc phòng mạnh mẽ giữa 2 nước sẽ thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực. Được biết, kể từ tháng 5-2015, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và quân đội Philippines sẽ tổ chức nhiều cuộc tập trận chung ở ngoài khơi Philippines.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin

Tuyên bố gây sốc của tân Tư lệnh Hải quân Philippines

Dư luận đang bàn luận về tuyên bố tại lễ nhậm chức của Chuẩn Đô đốc Caesar Taccad khi ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hải quân Philippines, thay thế Trung tướng Jessie Milan nghỉ hưu. Ngày 13-8, tờ Nhân Dân nhật báo dẫn lại thông tin từ tờ The Philippines Star cho biết, ngày 10-8, tại lễ nhậm chức Tư lệnh Hải quân, ông Caesar Taccad cho rằng, tình hình hiện nay tốt hơn trước đây và Philippines đang trao đổi với Trung Quốc để duy trì chung sống hòa bình. Ngoài ra, tân Tư lệnh Hải quân Caesar Taccad còn bất ngờ tuyên bố, Trung Quốc đã hiện diện ở khu vực Biển Đông từ lâu, không tiến hành bành trướng, chỉ đang bảo vệ lợi ích Biển Đông mà Trung Quốc coi trọng!? Tuyên bố của ông Caesar Taccad lập tức được giới chuyên gia Trung Quốc chộp lấy để tuyên truyền cho cái gọi là “sự thật của vấn đề Biển Đông hiện nay”.

Điều đáng nói là tuyên bố của ông Caesar Taccad hoàn toàn trái ngược với phát biểu cũng trong ngày 10-8 của Thượng nghị sĩ Philippines, ông Francisco Acedillo - một tàu tuần duyên Trung Quốc đã neo đậu hơn một tháng qua gần một tàu vận tải quân sự của Hải quân Philippines mắc cạn gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đồng thời cảnh báo, sự hiện diện của tàu tuần duyên Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Philippines. Trước đó (3-8), tờ The Philippine Star còn dẫn lời ông Antonio Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines cảnh báo, Trung Quốc sẽ xây căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, giống như những gì Bắc Kinh đã làm tại bãi đá Chữ Thập và bãi đá Su Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 14-8, tờ The Philippine Star dẫn lời một sĩ quan Hải quân Philippines xác nhận, Manila đang mua thêm 3 tàu vận tải đổ bộ hạng nặng (LCH) của Australia với mức giá chỉ mang tính tượng trưng, sau khi đã nhận 2 chiếc cùng loại do chính quyền Canberra tặng. 2 chiếc LCH đã được Philippines đặt tên thành BRP Ivatan và BRP Batac và đưa vào biên chế từ hôm 9-8. Cũng trong ngày 14-8, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin khẳng định, Manila quyết tâm mở lại các căn cứ quân sự tại Subic, kể cả khi quân đội Mỹ không hiện diện ở đây. Bởi theo ông Voltaire Gazmin, đây là một địa điểm chiến lược vì nó quay mặt ra Biển Đông, và việc mở lại các căn cứ không quân và hải quân tại Subic sẽ giúp chiến đấu cơ và tàu khu trục loại nhỏ của Philippines có thể phản ứng nhanh hơn với những diễn biến bất ngờ ở các vùng biển có tranh chấp.

Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Hernando Iriberri tặng quà lưu niệm cho Tham mưu trưởng Liên quân Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Kawano Katsutoshi

Ước tính chi phí sửa chữa và nâng cấp căn cứ quân sự ở Subic bằng một nửa chi phí xây dựng một căn cứ không quân mới do khu phức hợp này đã có đường băng và các cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dự kiến đến cuối năm nay Philippines sẽ tiếp nhận chiến đấu cơ đầu tiên, trong số 12 chiếc mua của Hàn Quốc, và đặt tại căn cứ Subic. Trước đó, người phát ngôn Bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez cũng khẳng định, quân đội nước này sẽ đưa các chiến đấu cơ và chiến hạm tới Subic. Giới quân sự coi tuyên bố mở lại căn cứ quân sự tại Subic chứng tỏ, Philippines đang có bước đi quyết liệt để đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông.

Ngày 11-8, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa tuyên bố, Bắc Kinh tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, nhưng không cho phép nước ngoài can thiệp và đưa tàu chiến, máy bay quân sự xâm nhập vào cái gọi là “lãnh hải của mình”. Đại sứ Triệu Giám Hoa đề cập tới việc máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đụng độ với Hải quân Trung Quốc khi bay tuần tra ở Biển Đông hôm 20-5, đồng thời tuyên bố “Chúng tôi mới chỉ cảnh cáo, đừng có tái diễn”. Đồng thời nhắc lại tuyên bố của Bắc Kinh về cái gọi là “việc cải tạo đất để xây đảo nhân tạo ở Biển Đông đã chấm dứt”.

Mối quan tâm của dư luận

Ngày 12-8, khi phát biểu trước sinh viên Đại học Bắc Kinh ở Trung Quốc, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng, những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo trên Biển Đông đang tiềm ẩn nguy cơ "sục sôi" và cần được giải quyết một cách hòa bình, chứ không phải bằng vũ lực ở châu Á hay ở bất cứ nơi nào. Đô đốc Scott Swift, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương từng cho biết, Hải quân Mỹ có thể triển khai thêm 4 tàu chiến ven bờ như đã cam kết với khu vực. Trước đó, tờ The Philippine Star từng dẫn lời Phó đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh Quân khu miền Tây Philippines cho biết, họ không được thông báo về chuyến bay thị sát Biển Đông của Đô đốc Scott Swift.

Ngày 13-8, khi bình luận trên tờ The Straits Times, học giả Tang Siew Mun, thành viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc tổ chức Yusof Ishak cho rằng, ASEAN phải nói nhiều hơn về vấn đề Biển Đông; và hòa bình, ổn định ở Biển Đông khó được đảm bảo nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục bóp nghẹt các cuộc thảo luận về tranh chấp. Bởi trong bài phát biểu 1508 từ của Thủ tướng Najib Razak, ông không có lần nào nhắc tới Biển Đông trước diễn đàn an ninh quan trọng nhất của khu vực. Cũng trong ngày 13-8, Tạp chí Nikkei Asian Review bình luận, Trung Quốc đang đặt ra thách thức cho khu vực khi tiến hành bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông và đang tạo ra cơ sở hạ tầng quân sự ở đó. Và nếu Bắc Kinh thống trị được vùng biển, vùng trời ở khu vực này, thì chính người Trung Quốc sẽ xác định trật tự chính trị và kinh tế của Đông Nam Á.

Ngày 14-8, tờ China Times đưa tin, tại cuộc Triển lãm Công nghệ quốc phòng và Hàng không vũ trụ quốc tế Đài Bắc được tổ chức từ 13 đến 16-8, Viện Nghiên cứu khoa học Trung Sơn Đài Loan đã lần đầu tiên trưng bày hệ thống tên lửa phòng không HJL có khả năng bắn trúng tên lửa chống hạm YJ-62 và tên lửa KH-31 của Trung Quốc. Tên lửa HJL là loại hạm đối không hạng nhẹ dùng để đánh chặn tên lửa chống hạm ở trạng thái bay và các vũ khí bay (máy bay). Trước đó (9-8), tờ The Diplomat đăng tải một loạt ảnh vệ tinh cho thấy, trong năm 2014 và đầu năm 2015, Trung Quốc đã dựng mô hình rất giống “Dinh Tổng thống Đài Loan” ở Đài Bắc tại căn cứ huấn luyện Chu Nhật Hà, Khu tự trị Nội Mông. Theo nhận định của The Diplomat, giữa mô hình luyện tập của quân đội Trung Quốc tại căn cứ Chu Nhật Hà với “Dinh Tổng thống Đài Loan” có nhiều điểm tương đồng đến mức khó nói đó là cuộc luyện tập thông thường. Đài Loan coi cuộc luyện tập này là "không thể chấp nhận được".

Ngày 13-8, tờ Nhân Dân nhật báo 8 dẫn thông tin từ tờ The National Interest (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31, có thể sánh ngang với máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, và đây là động thái nhằm giúp Trung Quốc có năng lực tấn công tầm xa, có thể vươn tới bất cứ địa điểm nào ở Tây Thái Bình Dương. Nhưng theo nhận định của chuyên gia quân sự Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-22 và F-35 đều đã biên chế, trong khi J-20 và J-31 vẫn là máy bay thử nghiệm, do đó việc tuyên truyền kể trên không khoa học, chỉ nhằm mục đích “moi tiền”. Trước đó (11-8), tờ Tin tức tham khảo đưa tin, ngày 5-8, tại Ngũ Trại, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 (DF-41) và tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-5A. Trong tương lai, Trung Quốc chỉ cần sở hữu 32 thiết bị bắn tên lửa xuyên lục địa Đông Phong-41 (thiết bị này có thể sử dụng lại) thì đầu đạn hạt nhân của nó đủ để ngắm chuẩn bất cứ đô thị trên 50.000 dân nào của Mỹ, và tất cả các thành phố ở bờ biển phía tây nước Mỹ đều có thể bị tên lửa DF-41 tiêu diệt hoàn toàn. Và một khi loại tên lửa này trang bị cho Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, nó sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng hạt nhân chiến lược Trung - Mỹ.

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.