Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới góc nhìn tích cực
09 Tháng Ba 2017 7:50 SA GMT+7
Theo một số chuyên gia, chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump đang trở nên tốt một cách đáng ngạc nhiên nhờ việc lựa chọn một đội ngũ an ninh quốc gia tuyệt vời.

Viện nghiên cứu Brookings mới đây đăng bài của ông Michael O'Hanlon, chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ thuộc Brookings và ông David Gordon, thành viên của công ty tư vấn chính trị Eurasia Group, đánh giá về chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Còn quá sớm để đánh giá chính quyền Mỹ hiện nay đã ổn định do tính hay thay đổi của Donald Trump vẫn không hề giảm bớt kể từ khi ông nhậm chức Tổng thống. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa thì ông đã lựa chọn một đội ngũ an ninh quốc gia tuyệt vời và điều này đã làm dịu những lo lắng trên toàn thế giới.

Gần đây nhất là việc chọn tướng H. R. McMaster - người được coi là một trong những nhà quân sự chiến lược xuất sắc nhất hiện nay của Mỹ, làm Cố vấn An ninh Quốc gia sẽ càng củng cố xu hướng này.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong cuộc họp báo ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Về chính sách với Đông Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Tokyo và Seoul nhằm khẳng định mối quan hệ đồng minh vững mạnh Mỹ - Hàn Quốc và Mỹ - Nhật Bản.

Ông Mattis ủng hộ chính sách bền vững từ thời Obama, lên tiếng một cách nhẹ nhàng và không hề quân phiệt về việc làm thế nào để đối phó với tình hình Biển Đông và nói chuyện một cách thực tế về việc phối hợp giải quyết mối đe dọa vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Tổng thống Trump cũng không còn hứng thú với việc tuyên bố quá nhanh chóng rằng Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ và áp đặt hàng rào thuế quan đối với tất cả hàng hóa của Trung Quốc.

Mặc dù, ông Trump vẫn có lập trường cứng rắn về chính sách thương mại của Trung Quốc nhưng ông vẫn đang tránh những sự lựa chọn về chính sách có thể gây phản tác dụng.

Trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo, chính ông Trump đã thông báo với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ vẫn cam kết với chính sách "Một Trung Quốc".

Đối với Trung Đông, Tổng thống Trump cũng khẳng định các cam kết với các nước đồng minh, bao gồm Israel và các quốc gia Ả-rập, những nước đã có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ dưới thời Obama, đặc biệt liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Quốc vương Saudi Arabia Salman bin Abd Al-Aziz Al Saud từ Washington, DC ngày 29/1. Ảnh: EPA/TTXVN

Trong buổi gặp với Thủ tướng Israel Netanyahu và vua Salman của Saudi Arabia, ông Trump đã bác bỏ thỏa thuận hạt nhân đó và cam kết thực hiện chính sách cứng rắn hơn với Iran để buộc nước này từ bỏ tham vọng vũ khí hạt nhân.

Về châu Âu, Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đến thăm khu vực này.

Mặc dù, họ vẫn khiến các đồng minh đôi chút lo lắng khi Mỹ yêu cầu các nước đồng minh trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gia tăng các khoản đóng góp và chia sẻ về trách nhiệm, nhưng họ đều khẳng định rõ ràng cam kết nhất quán của Mỹ đối với NATO.

Đề cập tới Nga, ông Trump vẫn hy vọng có thể quan hệ tốt với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng sẽ không có việc dỡ bỏ trừng phạt vô điều kiện.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.