Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo
Wednesday, November 26, 2014 1:35 PM GMT+7
Ngày 21/11, người phát ngôn Lầu Năm Góc, Trung tá Jeffrey Poole cho biết, Trung Quốc đang xây dựng một đảo lớn ở Biển Đông có thể chứa một sân bay tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1988.

Theo ông Jeffrey Poole, dự án bồi đắp và cải tạo đất tại bãi đá Chữ Thập là một trong những dự án xây đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang theo đuổi, nhưng đây là đảo đầu tiên có khả năng chứa một đường băng. Ngoài ra, một khu cảng cũng đang được đào ở phía tây của bãi đá Chữ Thập, đủ lớn để phục vụ tàu chiến hải quân và tàu chở dầu.

Trung tá Jeffrey Poole đã kêu gọi Trung Quốc ngưng ngay chương trình xây đảo nhân tạo và thực hiện các sáng kiến ngoại giao nhằm khuyến khích tất cả các bên kiềm chế đối với những hành động tương tự. Ngày 22/11, tờ The Straits Times đã dẫn lời ông Jeffrey Poole.

Cùng ngày 21/11, Tạp chí Quốc phòng IHS Jane's cũng cho biết, trong 3 tháng qua, Trung Quốc đã sử dụng các tàu nạo vét để xây một hòn đảo dài khoảng 3.000 mét, rộng từ 200 đến 300 mét tại bãi đá Chữ Thập. Và việc xây đảo nhân tạo tại bãi đá Chữ Thập là dự án thứ 4 do Trung Quốc thực hiện tại quần đảo Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua. IHS Jane's coi động thái này của Bắc Kinh nhằm buộc các bên liên quan từ bỏ yêu sách của mình, hoặc tạo cho Trung Quốc vị thế mạnh mẽ hơn trên bàn đàm phán.

Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/11 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất tại bãi Đá Chữ Thập

Cũng trong ngày 21/11, Hãng Kyodo News đưa tin, ngày 20/11, Ủy ban Đánh giá kinh tế và An ninh Mỹ - Trung (USCC) trình lên Quốc hội Mỹ báo cáo, trong đó nhận định quan hệ an ninh Mỹ-Trung phần lớn xấu đi trong năm 2014, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và biển Hoa Đông. USCC cũng cho rằng, chi tiêu quốc phòng tăng cao của Trung Quốc là một trong những yếu tố làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong năm 2014.

Theo USCC, trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã liên tục duy trì mức tăng chi tiêu quân sự ở mức hai con số và chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay tăng 12,2% so với năm ngoái, lên khoảng 131,6 tỉ USD; và số lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng tăng mạnh, từ mức một tàu năm 2000 lên gần 40 tàu trong năm nay.

Chủ tịch USCC Dennis Shea cảnh báo, động thái kể trên đang dần cho phép Trung Quốc thách thức ưu thế vượt trội của Mỹ tại khu vực phía Tây Thái Bình Dương, và cán cân quyền lực tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang nghiêng về Bắc Kinh. USCC khuyến nghị, việc mở rộng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc có khả năng làm suy yếu Mỹ trong việc mở rộng răn đe, đặc biệt trong mối liên hệ với Nhật Bản.

Trước đó (20/11), tại cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình "Trò chuyện cùng Charlie Rose", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cảnh báo về những thách thức chưa từng đối mặt của quân đội Mỹ trên trường quốc tế, trong đó có tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Ông Chuck Hagel từng thừa nhận về thất bại trongchính sách đối ngoại của Mỹ tại cuộc phỏng vấn với tờ New York Times.

Ông chủ Lầu Năm Góc kêu gọi Quốc hội Mỹ xem xét lại kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng trong bối cảnh Washington đang mất dần vị trí dẫn đầu thế giới kể từ Thế chiến II. Ông Chuck Hagel từng khuyến cáo, Lầu Năm Góc cần tiếp tục hiện đại hóa các khả năng nhằm duy trì ưu thế vượt trội về quân sự cũng như công nghệ quốc phòng so với các đối thủ tiềm tàng.

Theo ông Chuck Hagel, Lầu Năm Góc cần tăng 10% ngân sách để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân và cải tổ bộ máy quản lý quân sự còn yếu kém. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, trong số 5 tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện có 3 chiếc có khả năng mang và phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Dự kiến trong 5 năm tới, Trung Quốc có thể sở hữu hơn 5 tàu ngầm hạt nhân và đến năm 2020, Bắc Kinh sẽ có tổng cộng 351 tàu ngầm trang bị tên lửa hoạt động tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng trong ngày 20/11, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết mang mã số H.Res-714, do Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Eni Faleomavaega bảo trợ, yêu cầu chấm dứt mọi hành động cưỡng chế hoặc sử dụng vũ lực ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nghị quyết H.Res-714 tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ và Quốc hội Mỹ đối với các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình và trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được các nước công nhận đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời hối thúc Trung Quốc kiềm chế áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông và không có các hành động tương tự tại các vùng biển khác ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Ngày 18/11, tờ The Wall Street Journal bình luận, chiến lược ngoại giao quà tặng của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đang gợi nhớ đến các hoàng đế Trung Hoa và ý tưởng khôi phục vị thế đế quốc phong kiến. Trước đó (13/11), tạp chí Foreign Policy đăng bài viết của ông Michael Pillsbury, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Trung Quốc thuộc Viện Hudson, Mỹ. Theo đó, Trung Quốc đã chuẩn bị cho tình huống xung đột với Mỹ và Washington đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm tàng với Bắc Kinh và điều này không gây bất ngờ với cả 2 bên.

Theo chuyên gia quốc phòng Mỹ Dave Majumdar, Washington cần nhanh chóng đưa máy bay F-35 vào phục vụ hoặc phát triển các loại chiến đấu cơ mới để chống lại chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-31 của Trung Quốc. Được biết, Bộ Chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ đã thông qua kế hoạch phát triển lực lượng không quân trực thuộc, trong đó có chương trình phát triển máy bay không người lái (UAV) với thời gian hoạt động dài trên không để nâng cao khả năng sống sót.

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.