Philippines quyết theo kiện Trung Quốc đến cùng
Monday, December 22, 2014 1:07 PM GMT+7
Ngày 17/12, Tòa án trọng tài quốc tế (PCA) ở The Hague (Hà Lan) đã yêu cầu Philippines đệ trình ý kiến bằng văn bản, nhằm hậu thuẫn cho tuyên bố của Manila trong vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông (xung quanh đường lưỡi bò).

Theo đó, đến ngày 15/03/2015, Philippines phải cung cấp những luận chứng phản bác yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 16/06/2015 là thời hạn chót Trung Quốc phải trả lời những luận chứng của Philippines.

PCA nhấn mạnh, Philippines sẽ có cơ hội phản ứng lại những tranh cãi của Trung Quốc về quyền tài phán thông qua văn bản. Theo mạng Rappler, cùng ngày 17/12, PCA cũng khẳng định đã mời Philippines xử lý những gì mà Manila thấy thích đáng trong bất kỳ tuyên bố liên quan đến việc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã công khai đưa ra. Bởi theo tài liệu của Trung Quốc phản đối vụ kiện kể trên (trình ngày 07/12), Bắc Kinh cho rằng, PCA không có quyền tài phán hoặc quyền quyết định vụ tranh chấp này.

Quyết theo kiện đến cùng

Thẩm phán Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah, Rüdiger Wolfrum, giáo sư Alfred H.A.Soons

Theo tuyên bố trước đây của PCA, ngày 15/12/2014 là hạn chót Trung Quốc phải đệ trình lên Tòa án trọng tài quốc tế xung quanh vụ kiện "đường lưỡi bò". Và ngày 15/12, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhấn mạnh, Bắc Kinh không chấp nhận, không tham gia vụ kiện do Philippines đơn phương đề xuất. Cũng trong ngày 15/12, tờ Tin tức tham khảo (phụ san của Tân Hoa xã) còn có bài xuyên tạc: Việt Nam ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông!?

Giới bình luận cho rằng, Bắc Kinh đang tìm mọi cách nhằm đánh lạc hướng dư luận để mưu toan thay đổi luật pháp quốc tế. Bởi tuy Bắc Kinh nộp bản phản biện, nhưng hình thức lại là tuyên bố lập trường theo yêu cầu trong phán quyết số 2 hồi tháng 06/2014 của PCA. Điều này đồng nghĩa với việc, Bắc Kinh muốn phủ nhận đang tồn tại một thủ tục tố tụng liên quan đến mình, đồng thời tạo ra kênh riêng để tự do diễn giải một số chủ đề pháp lý theo ý đồ của Trung Quốc. Giới phân tích coi đây là cách Trung Quốc gián tiếp tham gia vụ kiện trong khi không thừa nhận vai trò của PCA.

Giới quan sát nhận định, thách thức về tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông của Bắc Kinh đang gia tăng. Theo học giả Carl Thayer, Giáo sư đến từ Học viện Quốc phòng Australia, trong khi tránh PCA, Trung quốc đang kháng cáo bằng cách công bố văn bản về quan điểm của mình.

Còn theo ông Myron Nordquist, Phó giám đốc Trung tâm Chính sách và Luật Biển thuộc Đại học Virginia, Mỹ, khi Trung Quốc chọn cách không tham gia, điều này sẽ khiến 2 bên phải bàn thảo với bên thứ 3. Theo giới truyền thông, Mỹ từng tuyên bố ủng hộ Philippines kiện Trung Quốc và trên thực tế Washington đã tư vấn pháp lý, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin tình báo... cho Manila xung quanh chủ đề nhạy cảm này.

Giới phân tích cho rằng, Mỹ giúp Philippines thắng kiện cũng là tự giúp mình trong việc kiềm chế tham vọng diễn giải luật pháp quốc tế theo “cách hiểu” của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngay trong phần đầu của đơn kiện, Manila đã khẳng định: “đường lưỡi bò” (hay đường 9 đoạn) của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS và Philppines được hưởng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo quy định của UNCLOS.

“Đường lưỡi bò” chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển (tương đương 22% diện tích đất của Trung Quốc) và 13 km2 diện tích đất trên Biển Đông (trừ Đài Loan và đảo Đông Sa), bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham.

Cách đây không lâu (09/12), chuyên gia Gregory Poling từng có bài viết trên CSIS.org với nhận định, phán quyết cuối cùng của PCA, sẽ tác động và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc, Mỹ, Philippines, và các quốc gia ASEAN có tranh chấp trong khu vực. Cũng trong ngày 09/12, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Ngày 05/12, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố bản báo cáo dài 26 trang với nhiều phân tích chi tiết thể hiện sự phi lý và mâu thuẫn trong yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, và Washington khẳng định, yêu cầu đơn phương của Bắc Kinh tại Biển Đông là không phù hợp với UNCLOS.

Cùng ngày 09/12, tờ The Philippine Star dẫn lời Phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines Abigail Valte, Manila sẽ có những bước đi tiếp theo nếu Bắc Kinh không nộp tài liệu pháp lý lên PCA về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Trước đó (08/12), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã phản ứng lại tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo đó sự phản đối của Bắc Kinh chỉ đẩy nhanh tiến độ Manila khởi kiện. Điều này đồng nghĩa với việc, Philippines quyết kiện Trung Quốc đến cùng.

Ngày 17/12, Phó Tư lệnh hải quân Philippines Caesar Taccad cho biết, Manila đang có kế hoạch mua 3 tàu ngầm trong vòng 10 năm tới để tăng cường khả năng răn đe. Theo ông Caesar Taccad, hải quân Philippines bắt đầu đặt nền móng cần thiết để xây dựng một hạm đội tàu ngầm hiệu quả.

Theo quân đội Philippines, Manila cần từ 3 đến 6 tàu ngầm để có thể bảo vệ toàn bộ lãnh hải. Hãng Reuters và VOA cũng dẫn lời ông Caesar Taccad cho biết, Manila sẽ mua thêm 2 chiến hạm, 2 trực thăng và 3 pháo hạm (khoảng 800 triệu USD) để trang bị cho hải quân bởi Philippines và Trung Quốc đang đối đầu trong tranh chấp biển đảo tại Biển Đông.

Theo ông Caesar Taccad, một số nước muốn giúp Philippines hiện đại hóa hải quân (bán vũ khí như Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Indonesia và Italia). Philippines sẽ chi 2 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội. Những tuyên bố kể trên được ông Caesar Taccad đưa ra khi lên thăm tàu BRP Gregorio del Pilar, mua của Mỹ và hiện là chiến hạm mạnh nhất của Philippines.

 

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.