Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Biết là thất sách, nhưng vẫn cứ làm
Monday, December 01, 2014 7:51 AM GMT+7
Dư luận khá quan tâm tới nhận định của chuyên gia Ankit Panda đến từ tờ The Diplomat khi cho rằng (27/11), nếu Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông, các nước trong khu vực sẽ buộc phải sát cánh để xây dựng mặt trận chung, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Và nếu thiết lập ADIZ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ vấp phải phản ứng từ các nước hữu quan, ngoài ra Trung Quốc còn phải đối mặt với thực tế: không đủ khả năng quản lý những khu vực đã tuyên bố làm chủ một cách vô lý và phi pháp.

Trong tầm ngắm

Ngày 27/11, tờ The Diplomat cho rằng, nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở Biển Đông vào lúc này là thất sách. Giới quan sát nhận thấy có nhiều tín hiệu cho thấy, Bắc Kinh sẽ áp đặt ADIZ ở Biển Đông, bất chấp những phát biểu chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó. Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin Myanmar U Ye Htut tuyên bố, Biển Đông nên là “sân chơi chứ không phải chiến trường” và nên lập cơ chế đối thoại để duy trì hòa bình tại khu vực này. Bộ trưởng U Ye Htut cũng khẳng định, duy trì ổn định tại Biển Đông đem lại lợi ích cho tất cả các bên.

Trung Quốc triển khai tàu khu trục tên lửa mới Type 052D ở Biển Đông

Ngày 26/11, tờ The Diplomat dẫn phân tích của David Gitter đến từ Đại học George Washington khuyến cáo, các nước ASEAN cần cân nhắc kỹ về những mục tiêu Bắc Kinh hy vọng đạt được khi Trung Quốc quyết định chi hàng tỉ USD cho tổ chức này. Theo tờ The Diplomat, Trung Quốc đang lợi dụng quan điểm linh hoạt và không ràng buộc của ASEAN để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh cho rằng, việc ASEAN chấp nhận quan điểm "cùng thắng" của Trung Quốc đang giúp nước này có thời gian củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp ở Biển Đông. Trước đó (21/11), tờ Japan Times cho rằng, ASEAN cần 1 mặt trận thống nhất để đối phó với âm mưu của Trung Quốc.

Chuyên gia Brumo Hellendorff thuộc Nhóm Nghiên cứu và Thông tin Hòa bình và An ninh Bỉ cho rằng, việc một Đại tá không quân Trung Quốc mới thừa nhận với tờ Asahi Shimbun về sự tồn tại của công trình xây dựng trên bãi Đá Chữ Thập (xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) để hỗ trợ radar, thu thập tình báo cho thấy rõ giá trị chiến lược của Trường Sa đối với Bắc Kinh. Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Australia cho rằng, quan chức Trung Quốc kể trên "đang nói thật" về việc Bắc Kinh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa - là để thu thập tin tức tình báo của các nước láng giềng.

Theo trang tin News.com.au, việc Bắc Kinh xây căn cứ không quân ở bãi Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang khiến Australia lo lắng (lần đầu tiên) vì có thể nằm trong tầm ngắm của máy bay ném bom tầm xa Trung Quốc. Mặc dù bị dư luận phản đối nhưng Bắc Kinh vẫn ngang nhiên tiến hành và việc này thể hiện qua việc báo chí Trung Quốc liên tục đăng hình ảnh đồ họa về căn cứ tương lai tại bãi Đá Chữ Thập sau khi hoàn thành. Tạp chí IHS Jane’s từng cho rằng, căn cứ không quân tại bãi Đá Chữ Thập có kinh phí khoảng 6 tỉ USD và có thể hoàn thành trong 10 năm. Và sau khi xây xong, căn cứ này dài 3 km, rộng khoảng 200-300 mét và “đủ rộng để xây dựng một đường băng và sân đỗ”.

Ngày 24/11, tạp chí The National Interest của Mỹ dẫn nhận định của chuyên gia Robert Haddick ở Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ, theo đó chiến thuật cắt lát (giới truyền thông gọi là chiến thuật tằm ăn dâu) của Trung Quốc chưa đủ mạnh để khơi mào chiến tranh nhưng có thể tích tiểu thành đại, mang lại kết quả thay đổi sách lược có lợi cho Bắc Kinh. Do đó, theo ông Robert Haddick, các nước có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông có thể triệt tiêu chiến thuật cắt lát bằng 6 biện pháp như tăng cường các đội tàu cá ở Biển Đông và biển Hoa Đông; tăng cường các đội tàu cá của ngư dân và cảnh sát biển; tăng cường năng lực cảnh sát biển; chia sẻ thông tin với các đối tác và đồng minh trong khu vực...

Khó đảm bảo an toàn

Ngày 28/11, tờ South China Morning Post dẫn tuyên bố hôm 27/11 của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh, theo đó Bắc Kinh sẽ đảm bảo an toàn trong khu vực ADIZ ở biển Hoa Đông, đồng thời biện hộ cho vấn đề này. Ông Cảnh Nhạn Sinh đưa ra tuyên bố kể trên sau khi dư luận cho rằng (nhân 1 năm Bắc Kinh thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông hôm 23/11/2013), ADIZ ở biển Hoa Đông khiến căng thẳng trong khu vực gia tăng. Tuy biện hộ cho việc áp đặt ADIZ ở biển Hoa Đông, nhưng ông Cảnh Nhạn Sinh đã bỏ qua câu hỏi của phóng viên về việc liệu Trung Quốc có thiết lập ADIZ ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Vì đang làm cố vấn Lầu Năm Góc và từng làm việc dưới thời các đời Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan, George H.W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush nên nhận định của ông Michael Pillsbury được giới chuyên môn quan tâm khi cảnh báo, chớ nên xem nhẹ những tuyên bố hiếu chiến của giới tướng lĩnh diều hâu Trung Quốc. Bởi lãnh đạo quân sự Trung Quốc lắm mưu mẹo quái dị, nhưng nói ra chuyện gì thì sẽ cố làm chuyện đó. Ông Michael Pillsbury còn khuyến cáo, lâu nay các chuyên gia về Trung Quốc đã hiểu sai khi cho rằng, những tuyên bố của Trung Quốc chỉ để phục vụ công tác tuyên truyền nội bộ.

Giới chuyên môn cho rằng, sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, nhằm đề phòng Trung Quốc bởi Washington đã điều tàu chiến cận duyên (LCS) USS Fort Worth tới hoạt động (16 tháng) quanh Singapore. Đây là cuộc triển khai tàu chiến lâu nhất trong hơn 42 năm qua của Mỹ. Hải quân Mỹ hiện biên chế 4 tàu chiến LCS, gồm USS Freedom (LCS-1), USS Independence (LCS-2), USS Fort Worth (LCS-3), USS Coronado (LCS-4) và sự xuất hiện của USS Fort Worth ở Biển Đông khiến dư luận quan tâm. Cách đây gần 1 tháng (5-11), khi phát biểu tại cuộc họp báo ở Virginia, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Frank Kendal cho rằng, lợi thế quân sự của Washington đang dần biến mất bởi những khoản đầu tư quốc phòng bí ẩn hàng năm của Bắc Kinh. Bởi với mức chi tiêu thực tế lớn hơn khoảng 12% so với báo cáo, ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang dần lớn lên và có thể vượt qua Mỹ.

Đô đốc Katsutoshi Kawano, Tổng tham mưu trưởng Nhật Bản

Theo giới truyền thông, với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2015, và cũng là một trong những nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, nên quan điểm của Malaysia trong giải quyết tranh chấp biển đảo được dư luận và giới chuyên môn quan tâm. Bởi Kuala Lumpur có truyền thống giải quyết các vấn đề một cách lặng lẽ để cân bằng các lợi ích của mình, nhưng vẫn giữ được mối quan hệ với Bắc Kinh.

Dùng tiền mua ảnh hưởng

Có nhiều người cho rằng, Trung Quốc đang dùng tiền để mua ảnh hưởng ở Thái Bình Dương. Bởi Trung Quốc đã tuyên bố, sẽ chi 70 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các khoản vay tại châu Á-Thái Bình Dương. Ngày 25/11, tờ Đa Chiều bình luận, trong lúc cả thế giới đều cho rằng Biển Đông đã trở thành "viên đá thử vàng" của Trung Quốc trên con đường trở thành cường quốc, Bắc Kinh đã đáp lại bằng các hoạt động thăm dò khai thác với tốc độ và quy mô chưa từng có ở Biển Đông. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi cho khu vực “uống định tâm hoàn”, Trung Quốc chuẩn bị vơ vét tại Biển Đông.

Theo tờ The Epoch Times, Trung Quốc đang hiện thực hóa mục tiêu hất cẳng Mỹ ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương khi dùng chiêu bài "tấn công quyến rũ" đồng minh của Washington tại khu vực này. Sau hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Australia, New Zealand và Fiji. Tại những quốc gia kể trên, ông Tập Cận Bình đã chứng minh “Trung Quốc là cường quốc kinh tế tại châu Á” khi đưa ra những cam kết kinh tế hấp dẫn.

Biết là thất sách, nhưng vẫn cứ làm

Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật

Ngày 27/11, tại Quảng Châu, Cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Lâm Nghị Phu cho rằng, nếu các nước đang phát triển nắm bắt cơ hội, tham gia ý tưởng "Một vành đai kinh tế, một Con đường Tơ lụa biển", thì có khả năng tăng trưởng nhanh chóng như Trung Quốc trong hơn 30 năm qua. Theo ông Hugh White, Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học quốc gia Australia, Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi chiến lược và lực hấp dẫn của kinh tế Trung Quốc sẽ kéo Australia vào quỹ đạo chính trị của họ. Tờ Sydney Morning Herald từng cảnh báo, sẽ đến lúc Australia phải chọn Mỹ hoặc Trung Quốc.

Theo báo cáo của Quỹ Kokoda (có trụ sở ở Australia), Trung Quốc có thể là cường quốc kinh tế ở châu Á, nhưng không thể trở thành thế lực thống trị khu vực này bởi Bắc Kinh không thể dùng ảnh hưởng về chính trị và kinh tế để “khống chế” châu Á. Ngày 25/11, trang mạng War on the Rocks đăng bài của Thiếu tướng nghỉ hưu hải quân Mỹ Michael McDevitt đề cập tới những căng thẳng và xung đột ở Biển Đông, khu vực có tính chất bùng nổ nhất, khó quản lý nhất trên thế giới hiện nay. Và Washington cần hiện diện để thúc đẩy sự ổn định, nhưng không trực tiếp đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngày 28/11, tại Quảng Châu, Trung Quốc đã bàn giao tàu hộ vệ tên lửa type 056 phiên bản mới cho lực lượng hải quân nhằm tăng cường khả năng tác chiến tại Biển Đông. Trước đó (26/11), tạp chí Jane’ Defence cho biết, tàu hải cảnh mới mà Trung Quốc đang đóng giống tàu hộ vệ type 056. Jane’ Defence cho rằng, tuy tàu hải cảnh Trung Quốc có nhiều tàu “xuất thân” từ tàu chiến, nhưng loại đóng mới hoàn toàn theo tiêu chuẩn tàu hộ vệ là hiếm thấy. Theo tờ Yomiuri Shimbun, Trung Quốc sẽ đưa tàu tuần tra 10.000 tấn đến vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trong năm 2015.

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.