Khó khăn chồng chất ở vùng đổ nát Ukraine sau cuộc rút quân của Nga
Thursday, September 15, 2022 7:37 PM GMT+7
(Dân trí) - Người dân sống ở khu vực mà Ukraine vừa giành lại quyền kiểm soát đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất sau 6 tháng chiến sự.

Những người dân ở thành phố Izyum thuộc tỉnh Kharkov, đông bắc Ukraine cho biết họ cảm thấy nhẹ nhõm khi Nga rút quân khỏi khu vực này sau 6 tháng nắm quyền kiểm soát. Tuy vậy, họ cũng bày tỏ lo ngại về một mùa đông thiếu năng lượng.

Khó khăn chồng chất ở vùng đổ nát Ukraine sau cuộc rút quân của Nga - 1

Cảnh sát Ukraine tuần tra cạnh tòa nhà đổ nát ở Izyum (Ảnh: Reuters).

"Chúng tôi đã sống sót qua 6 tháng. Chúng tôi sống trong những căn hầm. Chúng tôi đã trải qua tất cả những gì có thể trải qua", bà Liubov Sinna, 74 tuổi, nói với Reuters.

Izyum, thành phố với 50.000 dân trước khi xung đột xảy ra, đã trở thành trung tâm hậu cần chiến lược cho một trong những tiền tuyến chính của Nga. Từ Izyum, quân đội Nga nhắm mục tiêu vào lực lượng Ukraine ở Donbass. Tuy nhiên, Ukraine gần đây tuyên bố "giải phóng" Izyum và lực lượng quân sự Nga cũng rút khỏi khu vực này.

Hàng nghìn binh sĩ Nga đã rút khỏi Izyum vào cuối tuần trước, để lại một lượng lớn đạn dược và thiết bị quân sự.

Khó khăn chồng chất ở vùng đổ nát Ukraine sau cuộc rút quân của Nga - 2

Nhân viên y tế chuyển người bị thương ở Izyum (Ảnh: Reuters).

Izyum cũng là nơi hứng chịu thiệt hại lớn trong cuộc xung đột, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Chính quyền địa phương đã cố gắng sơ tán một phần dân cư nhưng theo các quan chức, khoảng 10.000 người vẫn bị mắc kẹt.

Những cửa sổ bị vỡ nát, những bức tường cháy xém nằm dọc theo con đường chính bị chiến tranh tàn phá. Những quầy thịt và hiệu thuốc bị bỏ hoang, trong khi các cơ sở làm đẹp bị phá hủy. Một tấm biển viết tay được đặt trước cửa với dòng chữ: "Có người sống ở đây".

"Đó là thời điểm sống còn. Không có điện, không có ga, không có nước. Chúng tôi nhóm lửa để nấu ăn. Đó là cách chúng tôi sống qua ngày. Điều quan trọng nhất là bọn trẻ vẫn còn sống sót", Bohdan Solomko, 43 tuổi, nói khi trở về nhà cùng vợ và 3 người con của họ.

Người dân Izyum đã kể lại 6 tháng khó khăn mà họ trải qua từ đầu tháng 3, khi họ bắt đầu trú ẩn dưới tầng hầm của những tòa nhà. Khi đó xung đột vừa mới nổ ra. Họ phải nhóm lửa để giữ ấm trong thời tiết lạnh giá và phải múc nước từ giếng.

Khó khăn chồng chất ở vùng đổ nát Ukraine sau cuộc rút quân của Nga - 3

Xe quân sự Nga bị bỏ lại ở Izyum (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 14/9 đã có chuyến thăm bất ngờ đến Izyum, chứng kiến lễ thượng cờ Ukraine tại khu vực đổ nát này. Tổng thống cho biết ông bị "sốc" trước mức độ tàn phá nặng nề cũng như thương vong do xung đột gây ra tại thành phố này.

Trên đường đến Izyum, các trạm dừng xe buýt đều xuất hiện ký tự "Z", biểu tượng của lực lượng quân sự Nga. Những xe tăng và xe bọc thép cháy dở vẫn nằm ngổn ngang bên đường.

"Chúng tôi đã chờ đợi các binh lính của chúng tôi trong suốt thời gian dài. Tất nhiên chúng tôi cảm thấy tích cực. Đó là niềm vui. Nhưng cũng lo ngại rằng Nga có thể quay trở lại đây", bà Sinna nói.

Khó khăn chồng chất ở vùng đổ nát Ukraine sau cuộc rút quân của Nga - 4

Những ngôi nhà bị tàn phá sau các cuộc pháo kích ở Izyum (Ảnh: Reuters).

Bà Sinna nhận định Izyum nằm ở "cửa ngõ của Donbass", khu vực miền Đông mà Nga coi là mục tiêu quan trọng trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

"Chúng tôi không sợ nữa, chúng tôi đã quen với điều đó", Solomko chia sẻ, trong khi Oksana, vợ anh, cho biết "những đứa trẻ nói rằng chúng cảm thấy dễ thở hơn và nỗi sợ hãi đã qua".

Bà Sinna cho biết khu chung cư của bà đã bị pháo kích nặng nề. "Khu nhà đó nằm ở ngã tư đường, vì vậy chúng tôi đã hứng chịu tất cả các loại pháo kích. Đáng sợ nhất là máy bay - đó là tín hiệu đánh dấu cuộc bắn phá bắt đầu", bà Sinna kể lại.

Giờ đây, người dân Izyum đang cố gắng quay trở lại cuộc sống bình thường, với hy vọng xung đột thực sự kết thúc. Trong khi đó, Nga tuyên bố cuộc phản công của Ukraine bị thất bại nặng nề và chiến dịch quân sự của Nga sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được mọi mục tiêu.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.