Bút chiến và khẩu chiến
15 Tháng Bảy 2013 12:36 SA GMT+7
Tuy Đối thoại chiến lược, kinh tế Mỹ - Trung lần thứ năm (diễn ra tại Washington, Mỹ từ ngày 10 đến 11/7) chỉ là hoạt động thường niên giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất, nhì thế giới (được khởi động cách đây 5 năm), nhưng những nội dung được bàn thảo, thương đàm vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi Đối thoại chiến lược, kinh tế Mỹ - Trung lần này được cho là nhằm cụ thể hóa các thỏa thuận và nhận thức chung đã đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh không chính thức giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng bí thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình tại California hồi đầu tháng 6.

Những toan tính khác nhau

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng chủ trì đối thoại chiến lược, còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew và Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đồng chủ trì đối thoại kinh tế. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Khúc Tinh cho rằng, Biển Đông và biển Hoa Đông chắc chắn sẽ được đề cập tại Đối thoại chiến lược, kinh tế Mỹ - Trung lần này. Bởi Mỹ công khai tuyên bố chống lại việc dùng vũ lực để thay đổi nguyên trạng tại các vùng biển có tranh chấp ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Trước đó (9/7), ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho rằng, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương không tương xứng với các mối đe dọa an ninh trong khu vực. Ngoài ra, ông Thôi Thiên Khải cũng nhấn mạnh, Mỹ không nên phản ứng thái quá với mối đe dọa và việc tăng cường các liên minh quân sự ở châu Á không hoàn toàn tương ứng với các mối đe dọa thực sự sẽ khiến dư luận trong khu vực có lý do để nghi ngờ ý định thực sự của Washington. Đại sứ Thôi Thiên Khải còn cho biết, cần có một cái đầu lạnh để đánh giá kết quả của Đối thoại chiến lược, kinh tế Mỹ - Trung lần này vì một cuộc gặp thượng đỉnh chưa thể bảo đảm cho quan hệ song phương phát triển suôn sẻ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh)

Trong khi đó tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng lại bài viết của Benjamin Herscovitch (từ báo chí Australia) - Bắc Kinh tuy phô trương vũ lực ở Biển Đông và biển Hoa Đông từ năm 2012, nhưng chính sách ngoại giao của Bắc Kinh chưa có dấu hiệu của tư duy chiến tranh. Theo đó, châu Á ổn định vẫn là quan tâm hàng đầu của Trung Quốc - Bắc Kinh sẽ không vì tranh chấp lãnh thổ trên biển làm ảnh hưởng tới quan hệ với các nước chủ yếu trong khu vực này. Nhận định của Benjamin Herscovitch được chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Harvard Rose Trier đồng tình - Trung Quốc là nước mới nổi của chủ nghĩa cơ hội và Bắc Kinh tránh mạo hiểm ngoại giao và quân sự bởi việc này có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn cảnh báo (7/7): Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi sự nguyên trạng bằng vũ lực trong quan hệ với Tokyo và các quốc gia châu Á khác. Tokyo tuyên bố sẽ không lùi bước trong việc bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Về phần mình, khi tiếp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (9/7), Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng, Manila gần như đã kiệt sức khi thử tất cả các kênh chính trị và ngoại giao để tìm kiếm một giải pháp hòa bình trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc. Ông Albert del Rosario cho biết, cách tiếp cận hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc đã thất bại. Theo Ngoại trưởng Philippines, Manila không có gì nghi ngờ về việc hội đồng trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển sẽ xem xét vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đã bày tỏ sự ủng hộ đối với cách tiếp cận của Philippines ở Biển Đông, đặc biệt là sự tôn trọng đối với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Cũng tại hội thảo bàn tròn về an ninh hàng hải Biển Đông ở Brussels (Bỉ), Ngoại trưởng Albert del Rosario đã thông báo với các quan chức Liên minh châu Âu (EU) về tình hình tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trước đó (8/7), tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, gần đây Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi thông điệp tuyên truyền việc giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua trọng tài quốc tế, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế đến đại sứ quán các nước và các tổ chức quốc tế tại Manila. Philippines cũng công khai kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế ủng hộ lập trường này của Philippines trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.

Gia tăng giám sát lẫn nhau

Ngày 10/7, tờ Japan News Network cho biết, cuộc tập trận không quân giữa Mỹ và Nhật Bản có mục đích theo dõi cuộc tập trận giữa Nga và Trung Quốc ở vịnh Peter Đại đế. Theo đó, không quân Mỹ - Nhật đã triển khai 16 chiếc F-16 và F-15 để theo dõi cuộc tập trận “Tương tác Hải quân 2013” của Nga - Trung (từ 8 đến 12/7). Vì Hokkaido chỉ cách vịnh Peter Đại đế 600km, nên máy bay cất cánh tại đây có thể dễ dàng quan sát chuyển động của tàu thuyền Trung Quốc và Nga ở biển Nhật Bản.

Để thực hiện việc này, máy bay cảnh báo sớm và tàu hộ tống của Nhật Bản đã được triển khai tuần tra tại vùng biển Hokkaido và biển Nhật Bản từ ngày 4/7. Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu (7/7) có bài viết ca ngợi những thành công trong hợp tác quân sự Nga - Trung, đồng thời khẳng định 2 nước cần chung tay hợp tác để đối phó với áp lực quân sự của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez

Theo Hãng tin Kyodo News, ngày 8/7, lực lượng tự vệ trên đất liền (lục quân) Nhật Bản đã công khai nội dung của cuộc diễn tập đổ bộ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí LCAC, xe tăng Type-90 ở khu vực Taiki - Hokkaido. Cuộc diễn tập này được tổ chức tại thao trường huấn luyện đổ bộ Taikiushi. Đây là một phần trong “Kế hoạch hiệp đồng huấn luyện dã ngoại” của các sư đoàn bộ binh cơ giới lưỡng thê (có 2 chức năng thủy - bộ) của Nhật Bản, ở khu vực Honshu và Kyushu. Theo lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản, Taikiushi là thao trường huấn luyện duy nhất của nước này có đủ điều kiện, để tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ và mỗi lần tổ chức khoa mục diễn tập, Nhật Bản đều công khai với giới truyền thông.

Việc tàu thuyền Trung Quốc bất ngờ rút khỏi bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, sau đó quay lại khiến dư luận quan ngại, nhất là Philippines. Giới quân sự coi động thái này là sự thách thức tiếp theo của Trung Quốc đối với Philippines. Theo ông Rommel Banlaoi, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Trung Quốc của Philippines, Manila không thể ngăn cản Bắc Kinh thiết lập quyền kiếm soát hoàn toàn tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham ngoại trừ đàm phán song phương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) vừa nhấn mạnh, Trung Quốc không chấp nhận việc Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án Quốc tế và lập trường này sẽ không thay đổi. Đồng thời cho rằng, động thái của Manila chỉ nhằm đánh lừa dư luận quốc tế và gây sức ép đối với Bắc Kinh nên Trung Quốc kiên quyết phản đối. Việc công khai thừa nhận (cam kết trợ cấp và cho hưởng những trợ cấp an ninh xã hội như những công dân khác) những đóng góp của cựu binh Quốc dân đảng tham gia kháng chiến chống Nhật trong Thế chiến thứ hai khiến dư luận quan tâm bởi diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung - Nhật đang trong tình trạng liên tục có “khẩu chiến”.

Trung Quốc sẽ rút khỏi UNCLOS?

Ngày 9/7, Tiến sĩ Mark J. Valencia, học giả về chính trị - hàng hải tại Viện Hải học Đông Tây Hawaii, đồng thời là Giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc có bài phân tích về sự nguy hiểm một khi Bắc Kinh rút khỏi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Tiến sĩ Mark J.Valencia đặt câu hỏi này cho dù Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng tham vấn với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) tại Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei. Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS từ năm 1996, nhưng cho tới nay Bắc Kinh vẫn không chịu rút lại yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò”. Thậm chí một số nhà phân tích chính trị, đặc biệt là nhóm học giả diều hâu trong quân đội Trung Quốc từng đặt câu hỏi tại sao Bắc Kinh lại phê chuẩn UNCLOS để bây giờ bị chỉ trích, lên án xung quanh những đòi hỏi phi lý về biển đảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera

Theo nhận định của Tiến sĩ Mark J. Valencia, việc có tới 164 nước phê chuẩn UNCLOS, nhưng Mỹ vẫn không tham gia nên đã tạo cớ cho Trung Quốc chỉ trích, coi Washington đạo đức giả trong vấn đề này. Điều đáng nói là Trung Quốc có thể rút khỏi UNCLOS để “đứng ngoài cuộc chơi” giống như Mỹ và nếu kịch bản này diễn ra hậu quả thật khôn lường. Theo đó, sau khi rút khỏi UNCLOS, Trung Quốc có thể tự do lựa chọnnhững quy định của UNCLOS để giải thích yêu sách vô lý theo hướng có lợi cho mình, cũng như từ chối các phán quyết của tòa án và phủ nhận trách nhiệm về những hậu quả chính trị… Nhưng bất lợi cũng sẽ rơi xuống đầu - sẽ bị dư luận quốc tế phản đối, tạo ra sự sợ hãi, thậm chí bất ổn trong khu vực và việc này sẽ khiến các nước láng giềng tìm cách “dựa vào Mỹ”.

Được biết, mặc dù Trung Quốc cố gắng giảm căng thẳng trên Biển Đông - miễn cưỡng đồng ý tham vấn chính thức với ASEAN về COC, nhưng quyết không xuống thang trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cách đây mấy hôm, tờ Oriental Daily News xuất bản tại Malaysia nhận định, rất có thể vì khan hiếm nguồn dầu mỏ phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, Trung Quốc có thể lặp lại vết xe đổ của Mỹ - phát động các cuộc chiến tranh giành giật tài nguyên. Tuy nhiên, tại Diễn đàn ba bên Đông Bắc Á lần thứ 8 diễn ra tại Hokkaido, Nhật Bản (8/7), các chuyên gia và học giả đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều kêu gọi tìm kiếm lợi ích chung nhằm tăng cường hợp tác 3 bên trong kỷ nguyên mới.

Giới truyền thông Nhật Bản cho rằng, Tokyo sẽ công bố dự thảo sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ” vào trung tuần tháng 7 và Nhật Bản sẽ thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ làm nhiệm vụ bảo vệ các đảo (như Senkaku/Điếu Ngư) và đánh chiếm đảo. Bởi cho tới nay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) mới có Lực lượng Phòng vệ mặt đất (JGSDF), Lực lượng Phòng vệ biển (JMSDF) và Lực lượng Phòng vệ trên không (JASDF), chưa có lính thủy đánh bộ. Nhưng muốn thành lập lực lượng vũ trang mới phải sửa đổi “luật phòng vệ”, nên trước mắt Tokyo sẽ thành lập Lực lượng cơ động đặc biệt xa đảo có chức năng giống lực lượng lính thủy đánh bộ. Được biết, Mỹ đang huấn luyện cho 700 lính thuộc Lực lượng cơ động đặc biệt xa đảo.

Phản ứng khác nhau về “Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản 2013”

Ngày 9/7, Nhật Bản công bố cuốn “Sách Trắng Quốc phòng 2013” (450 trang), trong đó nhấn mạnh tới những lo ngại của Tokyo về việc Trung Quốc gia tăng hoạt động hàng hải tiềm ẩn nguy hiểm, nhất là khi Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải và vùng trời Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản công bố “Sách Trắng Quốc phòng” kể từ khi ông Shinzo Abe làm thủ tướng. Được biết, tàu Trung Quốc thường xuyên tiến vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát.

Xe tăng Type-90 đổ bộ từ tàu đổ bộ đệm khí LCAC

Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nhấn mạnh, động thái của Trung Quốc quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là ví dụ về cách tiếp cận quyết đoán của Bắc Kinh đối với các vấn đề có lợi ích xung đột với Nhật Bản và các nước láng giềng. Ông Itsunori Onodera cho rằng, Trung Quốc đang cố thay đổi hiện trạng bằng vũ lực dựa trên lập trường riêng của Bắc Kinh và điều đó không phù hợp với luật quốc tế hiện hành. Điều này đồng nghĩa với khả năng, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển đối với các nước hữu quan. Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết, lực lượng vũ trang của Nhật Bản cần có khả năng tấn công các căn cứ của đối phương khi bị lâm nguy.

Chỉ vài giờ sau khi Nhật Bản công bố “Sách Trắng Quốc phòng 2013”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) đã tố cáo, Tokyo đang đưa ra những cáo giác vô căn cứ chống lại Bắc Kinh. Theo bà Hoa Xuân Oánh, thời gian gần đây, Nhật Bản đã cố ý thổi phồng cái gọi là “mối đe dọa của Trung Quốc” để tạo ra căng thẳng và đối đầu trong khu vực và những hành động của Tokyo khiến cho cộng đồng quốc tế cảm thấy lo ngại về ý đồ của Nhật Bản trong tương lai.

Bà Hoa Xuân Oánh cho rằng, Tokyo đang sử dụng căng thẳng giữa hai nước để tạo cớ cho việc mở rộng quân đội. Trong khi đó, người ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Đại tá Wi Yong Seop cho biết, nếu Nhật Bản không rút lại đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo đang tranh chấp Dokdo/Takeshima thì không thể trông đợi song phương sẽ có bang giao quân sự hay hợp tác quốc phòng. Hàn Quốc hối thúc Nhật Bản xóa ngay lập tức tuyên bố trong “Sách Trắng Quốc phòng 2013” và không tái diễn trường hợp tương tự.

Giới truyền thông Nhật Bản đưa tin, Thủ tướng Shinzo Abe đã quyết định thăm 3 nước Đông Nam Á là Malaysia, Philippines và Singapore kể từ 25/7. Đây là chuyến công du thứ 3 tới các nước Đông Nam Á của ông Shinzo Abe kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, nhằm mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế và an ninh với các thành viên ASEAN.

Theo nguồn tin của Hãng Kyodo, trọng điểm trong chuyến công du lần này của ông Shinzo Abe là Philippines - nước đang có tranh chấp lãnh thổ biển đảo với Trung Quốc, cũng là quốc gia phản ứng quyết liệt nhất trước các yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh. Dự kiến, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ ký thỏa thuận hợp tác quân sự, an ninh với Philippines.

 

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.