Mỹ sẽ làm gì được Triều Tiên?
23 Tháng Mười Hai 2014 11:25 SA GMT+7
Tổng thống Mỹ Obama hứa sẽ đáp trả đích đáng hành động tấn công tin tặc đối với hãng phim Sony Pictures và đe dọa sẽ đưa Triều Tiên vào danh sách bảo trợ khủng bố. Vấn đề đặt ra là ông Obama sẽ thực hiện lời hứa này như thế nào?

Mỹ sẽ làm gì được Triều Tiên?

Triều Tiên tuyên bố sẽ trả đũa quân sự nhằm vào Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và toàn bộ lãnh thổ Mỹ nếu Washington tiếp tục cáo buộc Bình Nhưỡng tấn công tin tặc.

Bằng chứng buộc tội mù mờ

Ngày 24/11, các máy chủ của tập đoàn Nhật Bản Sony đã phải hứng chịu một cuộc tấn công tin học hết sức tinh vi. Ngay sau đó, một khối lượng lớn dữ liệu bị đánh cắp đã được những tin tặc không biết rõ xuất xứ công bố trên mạng. Ngay từ đầu, giới điều tra đã tình nghi Triều Tiên là thủ phạm nhưng chưa thể chứng minh.

Ngay khi vụ tấn công hãng Sony xảy ra, giới quan sát đã nghĩ ngay đến Triều Tiên. Lý do rất đơn giản. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cực lực đả kích tập đoàn Nhật vì đã làm một bộ phim hài, trong đó có đề cập đến việc lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un bị ám sát.

Mang tựa đề “Cuộc phỏng vấn chết người”, bộ phim là một câu chuyện hư cấu về hai nhà báo muốn ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Khi nội dung phim được tiết lộ, chính quyền Bình Nhưỡng đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn không cho phát hành bộ phim. Vào tháng 07/2014, Triều Tiên còn dọa trả đũa “không thương tiếc” nếu bộ phim không bị cấm.

Về phương tiện, Triều Tiên từng nổi tiếng là có một đơn vị tin tặc rất tinh nhuệ, và từng có tiền án trong lĩnh vực này. Vào tháng 04/2013, máy chủ của nhiều ngân hàng và kênh truyền hình Hàn Quốc đã bị tấn công, thủ phạm bị nêu tên là Triều Tiên.

Các cuộc tấn công vào máy chủ của Sony rất giống với đợt tấn công vào Hàn Quốc năm ngoái. Bên cạnh đó, một phần của mã virus đã được sử dụng để xâm nhập vào máy chủ của Sony lại được viết bằng tiếng Hàn.

Các manh mối kể trên dĩ nhiên không phải là bằng chứng, mã tiếng Hàn hoàn toàn có thể được sử dụng để đánh lạc hướng điều tra. Các tin tặc tấn công vào máy chủ của hãng Sony tự nhận là những người gìn giữ hòa bình. Trong những ngày qua, họ đã thường xuyên tung lên mạng dữ liệu mà họ đã đánh cắp được của Sony, từ những bộ phim chưa hề được công bố, cho đến những dữ liệu bí mật như kịch bản phim, hợp đồng, thông tin về các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Họ cũng gửi email đe dọa đến nhân viên của Sony và gia đình của họ viết bằng tiếng Anh bập bẹ. Mới đây, họ còn công bố những bức email cá nhân của một số lãnh đạo Sony, có những bức có thể gây sốc, như lời lẽ đầy tính kỳ thị chủng tộc của Phó Chủ tịch Sony Pictures khi đề cập đến Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ba ngày trước khi tấn công, các tin tặc cũng đã từng đòi Sony một khoản tiền chuộc, để đổi lấy việc không phát tán dữ liệu. Sony đã từ chối, và kể từ khi đó, tin tặc cho công bố nhỏ giọt các thông tin bị đánh cắp.

Chính quyền Triều Tiên đã phủ nhận hoàn toàn trách nhiệm về cuộc tấn công, đồng thời còn yêu cầu Mỹ cho phối hợp cùng điều tra vụ tấn công. Nhưng Washington từ chối.

Hòa cả làng?

Ngày 19/12, đích thân Tổng thống Barack Obama cáo buộc Bình Nhưỡng đứng đằng sau các cuộc tin tặc nhắm vào Sony Pictures, buộc công ty điện ảnh này phải hủy bỏ việc cho ra rạp bộ phim hài về lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un, nhân dịp Noel theo dự kiến.

Hai ngày sau, trong cuộc phỏng vấn dành cho đài CNN, ông Obama cho hay chính phủ Mỹ hiện đang xem xét là có nên đưa Triều Tiên trở lại danh sách các quốc gia hỗ trợ khủng bố hay không, trong lúc Washington chuẩn bị biện pháp trả đũa.

Theo nhận định của tờ Le Figaro (Pháp), trong cuộc đọ sức Mỹ-Triều Tiên, thì Triều Tiên chặn cửa kiên cố, còn Mỹ là “một ngôi nhà khổng lồ bằng kính” với các hệ thống điện và tài chính rất dễ tấn công.

Vả lại tổ chức một cuộc phản công hữu hiệu rất phức tạp trong một thế giới mạng mà khái niệm chiến tranh còn mơ hồ. Trong việc thiết kế chiến lược phòng thủ mạng, Mỹ đã không dự kiến trường hợp một nhà nước tấn công vào một công ty tư nhân.

Trong các giải pháp trả đũa có thể đưa ra, theo các chuyên gia, thì biện pháp kinh tế chẳng dẫn đến đâu, nhìn lại những gì đã áp dụng; nhưng có hai biện pháp đã được giới chuyên gia chú ý là nhắm vào hệ thống tin học Triều Tiên, hay gia tăng hỗ trợ quân sự cho Hàn Quốc.

Trong việc trả đũa trừng phạt Triều Tiên như ông Obama đã hứa hẹn, biện pháp ăn miếng trả miếng với Bình Nhưỡng không dễ. Trừng phạt thì cũng sẽ giới hạn thôi, vì Triều Tiên đã “miễn nhiễm” với các biện pháp trừng phạt của phương Tây từ hơn nửa thế kỷ qua. Cũng có ý kiến cho rằng không trừng phạt nhưng dồn sức vào công nghệ mới và kết nối mạng, mang lại quyền lực cho người dân Triều Tiên, để từ đó dùng diễn biến hòa bình làm thay đổi chế độ Bình Nhưỡng. Đây là hướng có thể xảy ra. Theo chuyên trang công nghệ Engadget, kết nối internet giữa Triều Tiên và thế giới, vốn không mấy mạnh mẽ, đã bị cắt đứt hoàn toàn vào rạng sáng nay 23/12 (giờ Việt Nam). Có chuyên gia cho là Mỹ nên chấp nhận cuộc điều tra hỗn hợp như Bình Nhưỡng đề nghị, như thế tôn trọng một tiến trình điều tra công bằng.

Liên quan tới khả năng đưa Triều Tiên trở lại danh sách bảo trợ khủng bố, nhiều chuyên gia cho rằng điều đó rất khó xảy ra và chưa có tiền lệ, vả lại Tổng thống Obama gọi hành động của Triều Tiên là “phá phách trên mạng”, chứ không phải hành động chiến tranh.

Tóm lại những ồn ào ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không đi đến đâu cả và Washington cũng sẽ không thể trừng phạt Bình Nhưỡng thêm được gì.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.