Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine: Ai ác độc và khát máu?
24 Tháng Mười Hai 2014 1:40 CH GMT+7
Lại thêm một tiếng nói từ phương Tây cất lên cáo buộc chính quyền các nước Âu-Mỹ phát động chiến tranh tại Ukraine. “Hãy quên đi Putin "ác độc", chính chúng ta đã châm ngòi cho chiến tranh”.

Ai ác độc và khát máu?

Bài báo của Peter Hitchens trên Daily Mail

Đó là tựa đề bài viết của nhà báo Peter Hitchens đăng trên tờ Daily Mail của Anh số ra ngày 21/12.

Tác giả viết rằng ông có ấn tượng xung quanh mình là những người khao khát cuộc chiến với nước Nga. Theo nhà báo, chiến tranh luôn gắn liền với cái đói, nỗi sợ hãi, cảnh đổ nát và các chính khách cao ngạo thờ ơ với tất cả. "Hôm nay, tôi có cảm giác mình đang bị bao quanh bởi những người hăng hái khao khát cuộc chiến với Nga - một cuộc chiến mà tất cả chúng ta có thể thua” - Hitchens viết.

"Chúng ra tưởng mình là những nhân vật dũng mãnh chống lại Chúa tể bóng tối, giải phóng người Ukraine vô tội khỏi quyền lực tàn bạo. Tất cả những điều này thật vô nghĩa. Kể từ năm 1989, Nga - bị cáo buộc là kẻ xâm lược, đã không hề giành giật và nhượng lại quyền kiểm soát 180 triệu dân cùng lãnh thổ 700 dặm vuông vô cùng giá trị. Còn Liên minh châu Âu (và cánh quân sự của mình là NATO) lúc đó đã kiểm soát được hơn 120 triệu người trong số này và 400 dặm vuông lãnh thổ" - tác giả viết tiếp.

Theo nhà báo, lỗi dẫn tới cuộc khủng hoảng Ukraine thuộc về EU, là bên đang "thèm muốn lãnh thổ Ukraine và 48 triệu dân (như một nguồn lao động giá rẻ), bờ Biển Đen, than và lúa mì". "Trước hết, họ đã chi khoảng 300 triệu bảng cho các “tổ chức xã hội” bài Nga ở Ukraine. Tiếp đến, các chính khách EU và NATO vi phạm mọi quy tắc ngoại giao, hạ cố đến Kiev, nơi họ đứng về phía người biểu tình muốn Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu" – ông Hitchens viết.

Nhà báo kêu gọi độc giả thử hình dung họ sẽ cảm thấy thế nào nếu các chính khách Nga đến Edinburgh hồi tháng 09/2014 và khuyến khích người Scotland bỏ phiếu cho quyền độc lập trong cuộc trưng cầu ở Scotland. Hay nếu các tổ chức kêu gọi tách khỏi Vương quốc Anh được tài trợ bằng tiền của Nga.

"Có ai hình dung là chúng ta đang làm gì? Có thể gọi người Nga nói chung là những cột trụ, bởi họ trải qua bao điều khủng khiếp mà hầu hết chúng ta thậm chí không tưởng tượng nổi (trong đó có vỡ nợ năm 1998). Cho tới nay, ít ra họ có niềm hy vọng. Nếu ai đó quả thực muốn trừng phạt người Nga vì lòng yêu nước, bằng cách làm mất giá đồng rúp, thì tôi không thể hình dung bất cứ điều gì có thể vô trách nhiệm hơn thế" - tác giả cho biết.

Bài báo đã nhận được 12.000 lượt chia sẻ trên internet và có tới 1.500 ý kiến bình luận tính đến ngày 24/12.

Peter Hitchens không phải là người phương Tây đầu tiên lên tiếng tố cáo các chính quyền Âu-Mỹ. Hồi tháng 08/2014, tạp chí Foreign Affairs của Mỹ đăng bài viết của giáo sư Đại học Chicago, John Mirshaymer trong đó quy trách nhiệm cho phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Với tựa đề “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, tác giả bài viết nhận định quan niệm tự do sai lầm của phương Tây đã khiêu khích Putin nổi giận. Việc Mỹ và các đồng minh châu Âu đổ lỗi cho Nga về sự leo thang xung đột ở Ukraine và cáo buộc điện Kremlin muốn "hồi sinh đế chế Liên xô” là sai lầm.

John Mirshaymer nói rằng nguồn gốc của tội lỗi nằm trong kế hoạch mở rộng NATO và chiến lược lôi kéo Ukraina ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Nga và hội nhập nước này với phương Tây. Giáo sư Mirshaymer nhắc lại rằng ngay từ giữa những năm 1990, các nhà lãnh đạo Nga đã phản đối mạnh mẽ việc mở rộng NATO, và trong những năm gần đây họ đã cho thấy rằng Nga sẽ không ngồi yên nhìn nước láng giềng chiến lược của họ chuyển thành pháo đài của phương Tây.

Nhà phân tích này nói: “Hãy tưởng tượng sự phẫn nộ của Mỹ nếu Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự với Canada và Mexico!”

Vụ Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ bất hợp pháp là "giọt nước làm tràn ly". Tổng thống Putin coi đó là một cuộc đảo chính. Tất cả những điều trên đã dẫn đến sự thống nhất Crưm với Nga và các sự kiện ở đông Ukraine hiện nay.

Chuyên gia Mirshaymer kết luận bài viết của mình bằng việc đưa ra hai lựa chọn cho Mỹ và các đồng minh châu Âu. Hoặc họ có thể tiếp tục chính sách hiện nay, tức là làm leo thang sự thù địch với Nga và đồng thời tàn phá Ukraine. Kịch bản này rốt cục sẽ khiến họ thất bại và mất tất cả. Hoặc là họ để Ukraine trung lập, không gây ra mối đe dọa cho Nga, rồi từ đó khôi phục lại quan hệ với Moskva.

Nh.Thạch (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.