Phát hiện cửa máy bay và thang cuốn?
30 Tháng Mười Hai 2014 11:09 SA GMT+7
Một người phát ngôn hải quân Indonesia cho biết các đội cứu hộ quan sát thấy 10 vật thể lớn và rất nhiều vật thể nhỏ màu trắng, tuy nhiên chưa thể chụp ảnh được chúng. Một số vật thể trông giống thang trượt thoát hiểm và cửa máy bay.

Người phát ngôn không quân Indonesia cho biết vị trí của các vật thể này nằm cách 10km so với vị trí lần cuối cùng máy bay xuất hiện trên màn hình radar.

Một phóng viên ảnh AFP có mặt trên máy bay của không quân Indonesia cũng xác nhận có quan sát thấy các vật thể trông giống như phao cứu sinh và áo phao

Điều máy bay tới khu vực phát hiện vật nghi vấn

Ông Djoko Murjatmodjo, quan chức Bộ Giao thông Indonesia, cho biết các bức ảnh mới chụp được cho thấy có ít nhất một vật thể kim loại hình tam giác trôi trên mặt biển.

Địa điểm phát hiện các vật thể nằm ngoài khơi tỉnh Kalimantan ở miền trung Indonesia.

Nhà chức trách Indonesia đã điều máy bay tới khu vực này để kiểm tra. Tuy nhiên các quan chức lo ngại tình trạng thời tiết ở đây.

Nếu sóng to gió lớn tiếp tục ập tới thì các vật thể có thể bị cuốn trôi đi trước khi các đội cứu hộ tiếp cận được khu vực này. 

Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia Bambang Soelistyo tổ chức họp báo - Ảnh: Lê Nam
Dựng thêm lều bạt tại sân bay quốc tế Juanada - Ảnh: Lê Nam

Mong chờ thông tin từ các hành khách trên chuyến bay - Ảnh: Lê Nam

 

Cơ trưởng chứng kiến máy bay màu đỏ lao xuống

Theo thông tin từ PV Lê Nam (từ Indonesia), trưa nay 30/12, Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia sẽ họp báo. 

Cuộc họp báo sẽ xoay quanh thông tin trước đó, một cơ trưởng giấu tên cho biết ông đã nhìn thấy một chiếc máy bay màu đỏ lao xuống khi máy bay của ông này bay qua vùng trời thuộc khu vực đảo Bangka và Belitung của Indonesia.

Khu vực vị cơ trưởng giấu tên cung cấp thông tin đó cũng là nơi hiện đang tập trung các chiến dịch tìm kiếm.

Cũng trong trưa nay, một lãnh đạo đại diện cho hãng hàng không AirAsia đã tới để tham dự cuộc họp báo sẽ diễn ra đó.

Tại sân bay quốc tế Juanada (Surabaya, Indonesia) hôm nay, ngoài danh sách các nạn nhân trên chuyến bay QZ 8501, người ta đã dán thêm 6 trang A4 in màu với các vùng tìm kiếm trên biển và trên đảo được khoanh vùng rõ.

Ngoài ra, sân bay cũng trang bị thêm 4 màn hình tại khu cách ly và 1 màn hình trong dãy lều bạt dành cho người nhà nạn nhân để kịp thời cập nhật các diễn biến tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

Cho tới hôm nay, các phóng viên quốc tế cũng đã tập trung đông hơn. Theo ước tính của PV Tuổi trẻ, có khoảng 150-200 nhà báo nước ngoài đang tác nghiệp tại sân bay Juanada.

Các hãng thông tấn lớn đã điều cả các xe phát sóng lưu động tới truyền hình trực tiếp ngay tại sân bay.

Theo quan sát của phóng viên Lê Nam, có thể thấy ngay 9 chảo phát sóng đang hoạt động tại đó với logo của các hãng như CNN, Channel Asia News, BBC, Reuters, Nikkei, Bloomberg....

Trước tình hình đó, người ta đã phải dựng thêm gấp đôi số lều bạt, kéo dài tới một nửa mặt trước của sân bay quốc tế Juanada. Ngay các hãng thông tấn cũng phải dựng thêm lều bạt để tiện cho sinh hoạt và tác nghiệp.

Từ hôm qua, người nhà của các nạn nhân theo đạo Hồi đã tổ chức lễ cầu nguyện cho những người thân mất tích của họ. Hôm nay là một lễ cầu nguyện khác của những thân nhân theo đạo Thiên Chúa. 

Hải quân Indonesia tìm kiếm máy bay AirAsia QZ8501 mất tích ở vùng biển đảo Bangka và Belitung (Indonesia) ngày 29/12 - Ảnh: Jefri Aries

Sáng nay, theo báo Jakarta Post, tiến sĩ Max Rutland, người đứng đầu chiến dịch tìm kiếm máy bay mất tích, cho biết có nghe thông tin khói bốc lên từ đảo Belitung. Đây là khu vực chiếc Airbus A320-200 mất liên lạc với Đài kiểm soát không lưu Jakarta.

Ông Rutland cho biết nhà chức trách đã cử hai máy bay Cessna tới đảo Belitung để kiểm tra thông tin này.

Mới đây Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla tuyên bố chính quyền nước này vẫn hi vọng sẽ tìm ra chiếc máy bay mất tích.

Trong cuộc liên lạc cuối cùng với Đài kiểm soát không lưu Jakarta, cơ trưởng QZ8501 đề nghị tăng độ cao nhưng đài không đồng ý. Sau đó đài cho phép thì phi công không phản hồi

Mở rộng phạm vi tìm kiếm

Các thân nhân của hành khách trên chuyến bay QZ8501 lo âu, đau đớn khi chờ đợi ở Surabaya - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia thông báo sẽ mở rộng khu vực tìm kiếm giữa đảo Sumatra và Borneo. Các đội cứu hộ cũng sẽ kiểm tra trên các đảo trong vùng cũng như vùng đất liền ở Borneo. Trước đó mọi hoạt động tìm kiếm tập trung trên biển Java.

Không quân Indonesia cho biết sẽ kiểm tra một vệt dầu loang mới phát hiện hôm qua trên mặt biển ngoài khơi đảo Belitung. Một tàu hải quân Indonesia đã tới đây để thu thập mẫu dầu loang nhằm xét nghiệm xem đây có phải là dầu máy bay hay không.

Không có chuyện máy bay QZ8501 phát tín hiệu khẩn cấp

Trong diễn biến mới nhất, chính quyền Indonesia sáng nay khẳng định thông tin Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (Basarnas) nhận được hai tín hiệu  khẩn cấp sau vụ chuyến bay QZ8501 mất tích là không chính xác.

Trước đó, một số trang web đưa tin rằng trong ngày hôm qua, Basarnas đã nhận được hai tín hiệu khẩn cấp từ vùng biển gần quần đảo Pacific - gần địa điểm máy bay mất tích.

Ước tính trong hôm nay 30 tàu và 21 máy bay từ Indonesia, Úc, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc sẽ thăm dò trên một diện tích rộng khoảng 10.000 hải lý vuông. Vùng biển tại đây chỉ sâu khoảng 50-100 m, do đó nhà chức trách hi vọng sẽ sớm tìm ra chiếc máy bay Airbus A320-200 mất tích.

Trước đó Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cho rằng có khả năng máy bay đang nằm dưới đáy biển. Quân đội Mỹ cho biết tàu khu trục USS Sampson đang trên đường đi tới biển Java để  hỗ trợ chiến dịch tìm kiếm. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định sẽ hỗ trợ Indonesia tìm kiếm ở cả trên biển, trên cạn và dưới lòng biển.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đưa tin đã cử một tàu chiến và vài máy bay để chuẩn bị hỗ trợ cho các nỗ lực tìm kiếm. Đến nay vẫn chưa phát hiện bất kỳ dấu vết nào của chuyến bay QZ8501. Một trong số các vệt dầu loang các nhóm cứu hộ quan sát thấy trên mặt biển hôm qua thực tế là dải san hô ngầm.

Nguồn tin báo Wall Street Journal cho biết AirAsia chưa nâng cấp hệ thống định vị của chiếc máy bay mất tích. Trước đó AirAsia đã nâng cấp thiết bị định vị để tìm kiếm trên nhiều máy bay của hãng này để phát tín hiệu cung cấp vị trí hai phút mỗi lần. Đáng tiếc là chiếc A320-200 mất tích chưa được nâng cấp bộ phận này.

Các cơ quan điều tra ở Mỹ tiết lộ đã xem xét rất kỹ danh sách hành khách và nhân viên phi hành đoàn của chuyến bay QZ8501 và không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đây có thể là một vụ khủng bố.

Tiết lộ nội dung cuộc gọi cuối của phi công

Ngày 30/12, Cơ quan hàng không Indonesia (AirNav) cho biết trong thời điểm máy bay AirAsia QZ8501 mất tích, có tới 11 chiếc máy bay khác đang có mặt ở khu vực này.

Theo AFP, thông tin từ AirNav cho biết trong cuộc liên lạc cuối cùng với Đài kiểm soát không lưu Jakarta, cơ trưởng QZ8501 đề nghị tăng độ cao từ 9.753m lên 11.582m.

“Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý vì khí đó có vài máy bay bay trên đầu QZ8501” - ông Wisnu Darjono, đại diện AirNav, cho biết.

Hai đến ba phút sau đó Đài kiểm soát không lưu cho phép máy bay lên độ cao 10.363m, nhưng phi công không phản hồi.

“Lúc đó có tới 11 máy bay đang bay trong khu vực QZ8501 di chuyển” - ông Wisnu khẳng định. Mỗi ngày có tới 160 chuyến bay đi qua tuyến đường này tới Singapore. 

Máy bay American Airlines hạ cánh khẩn cấp xuống Jamaica

Theo AFP, hôm nay một chiếc máy bay của hãng American Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống thủ đô Kingston ở Jamaica do có vấn đề về áp suất trong khoang lái. Chiếc Boeing 767 chở 197 hành khách và 9 nhân viên phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn. Khi gặp sự cố máy bay đang trên đường từ Bogota tới Miami.

 

HIẾU TRUNG -LÊ NAM

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.