Tiếp tục tìm kiếm QZ8501, điều tra toàn diện AirAsia Indonesia
04 Tháng Giêng 2015 8:18 SA GMT+7
Cuộc tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501 của Hãng AirAsia Indonesia có tiến triển mới, sau khi các tàu tìm kiếm thông báo xác định được hai vật thể lớn dưới đáy biển.
Lực lượng cứu hộ Indonesia chuyển thiết bị dò tìm từ thủy phi cơ của Nga vừa đáp xuống phi trường Pangkalan Bun ngày 3-1 để hỗ trợ công tác tìm kiếm - Ảnh: Reuters
Có hai nhiệm vụ chính trong khu vực này, đó là chúng tôi phải định vị được phần lớn nhất của thân máy bay và tìm cho ra vị trí của những hộp đen
Lãnh đạo BASARNAS BAMBANG SOELISTYO

Theo Jakarta Post, sáng 03/01 Cơ quan tìm kiếm và cứu nạn Indonesia (Basarnas) cho biết đội tìm kiếm đa quốc gia gồm tàu, máy bay vận tải và máy bay trực thăng tiếp tục quần thảo ở biển bắc Java và dọc bờ biển phía nam đảo Borneo để tìm kiếm thi thể của nạn nhân, thân máy bay QZ 8501 cũng như tìm kiếm hộp đen.

“Chúng tôi đã phát hiện hai vật thể khá lớn dưới độ sâu 30m. Tại thời điểm này, chúng tôi đang dùng thiết bị hoạt động dưới nước (ROV) để chụp hình những vật thể này” - giám đốc Basarnas Bambang Soelistyo thông báo.

Tạm đình chỉ tuyến bay Surabaya - Singapore

Bộ Giao thông vận tải Indonesia cũng ra lệnh cho AirAsia Indonesia tạm ngừng khai thác các chuyến bay từ Surabaya đến Singapore vì nghi ngờ hãng này vi phạm những điều khoản quy định trong giấy phép khai thác đường bay này.

Người phát ngôn Bộ Giao thông vận tải Indonesia Julius Adravida Barata cho biết AirAsia Indonesia chỉ được cấp phép bay bốn chuyến trong tuần trên tuyến đường này nhưng không có ngày chủ nhật (28/12/2014), chính là ngày QZ 8501 gặp nạn.

Chuẩn bị bồi thường

Thị trưởng thành phố Surabaya Tri Rismaharini cho biết chính quyền địa phương đang chuẩn bị các dữ liệu cần thiết cho công tác bảo hiểm hoặc bồi thường cho các nạn nhân. Theo JLT Group - đại lý bảo hiểm trung gian cho AirAsia, các hãng bảo hiểm sẽ phải chi trả cho chiếc máy bay mất tích 100-200 triệu USD, bao gồm cả chi phí bảo hiểm hành khách.

Hãng tin Reuters dẫn quyền tổng giám đốc bộ phận hàng không thuộc Bộ Giao thông Indonesia Djoko Muratmodjo cho biết lệnh tạm dừng này sẽ kéo dài đến khi cuộc điều tra nguyên nhân máy bay rơi kết thúc.

Ngoài ra từ ngày 05/01, bộ này sẽ mở cuộc điều tra tất cả lịch bay của AirAsia. Ðây cũng là một phần trong cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn với chuyến bay QZ 8501. “Hi vọng chúng tôi có thể bắt đầu vào đầu tuần tới. Chúng tôi không chỉ tập trung vào giấy phép mà còn điều tra cả lịch trình bay của AirAsia. Có khả năng chúng tôi rút giấy phép của hãng này ở Indonesia” - ông Muratmodjo khẳng định.

Người phát ngôn của AirAsia từ chối bình luận về việc liệu chuyến bay ngày chủ nhật có vượt quá quy định trong giấy phép do Bộ Giao thông vận tải Indonesia cấp hay không. Giám đốc điều hành AirAsia Indonesia Sunu Widyatmoko khẳng định sẵn sàng hợp tác với chính phủ trong cuộc điều tra.

Quan chức Bộ Giao thông vận tải Indonesia Hadi Mustofa Djuraid cho biết thêm họ cũng đang điều tra khả năng liệu phi công có yêu cầu cơ quan khí tượng chuyển báo cáo về tình hình thời tiết tại thời điểm cất cánh hay không. Trong một tuyên bố, AirAsia Indonesia khẳng định các bản báo cáo thời tiết luôn được hãng này in bằng giấy và để tại các trung tâm điều hành bay của họ ở Indonesia, kể cả ở Surabaya. Các bản báo cáo thời tiết đều được phi công cầm lên máy bay trước mỗi chuyến bay.

Những mảnh vỡ lớn là của QZ 8501

Cùng ngày, giới chức Indonesia khẳng định có bốn vật thể lớn được tìm thấy lúc gần nửa đêm 02/01 và trong ngày 03/01. Vật thể thứ nhất có kích thước 9,4 x 4,8 x 0,4m và vật thể thứ hai có kích thước 7,2 x 0,5m. Hai vật thể còn lại có chiều dài 5-18m.

Basarnas đang triển khai các ROV để chụp cận cảnh những vật thể này trước khi đưa thợ lặn xuống. Tuy nhiên, ông Soelistyo cho biết thiết bị ROV gặp sự cố vì sóng ở khu vực tìm kiếm quá lớn. “Với việc phát hiện vệt dầu loang và bốn vật thể lớn của một chiếc máy bay, tôi có thể khẳng định đây là những phần từ chiếc máy bay của Hãng AirAsia đang được tìm kiếm” - ông Soelistyo nhấn mạnh.

Basarnas cho biết cuộc tìm kiếm được mở rộng trong ngày 03/01 vì mảnh vỡ có thể trôi dạt rất xa. Cơ quan này nhấn mạnh lực lượng của máy bay trực thăng sẽ tập trung tìm kiếm ở bờ biển phía nam đảo Borneo. Tính đến nay có 29 tàu và 17 máy bay tìm kiếm ở các khu vực này.

Ðội tìm kiếm cũng phát hiện thêm nhiều mảnh vỡ nhỏ từ QZ 8501 nhưng vẫn chưa phát hiện bất kỳ tín hiệu nào của các hộp đen máy bay. “Sau khi hộp đen được tìm thấy, chúng tôi mới có thể đưa ra báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn trong một tháng. Giờ đây, chúng ta không thể suy đoán nguyên nhân khiến máy bay rơi” - ông Toos Sanitioso, nhà điều tra thuộc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia, cho biết.

Nỗ lực tìm kiếm cũng tập trung cao cho việc xác định thi thể hành khách. Giới chức Indonesia cho biết đã có 30 thi thể được vớt từ mặt biển, trong đó có ba người vẫn còn nguyên vị trí trên ghế ngồi.

 

MỸ LOAN

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.