Đằng sau chiến lược năng lượng 2015 của Trung Quốc
04 Tháng Giêng 2015 9:09 SA GMT+7
Tuyên bố hôm 25/12 của Phó chủ tịch Ủy ban Phát triển và Cải cách Nhà nước Trung Quốc, kiêm Cục trưởng Cục Năng lượng Nhà nước Ngô Tân Hùng đang khiến dư luận cho rằng, Bắc Kinh muốn đẩy nhanh chiến lược năng lượng và điều này sẽ tác động tới tình hình an ninh, cũng như ổn định trong khu vực.

Theo tuyên bố hôm 25/12, trong năm 2015, Cục Năng lượng Nhà nước Trung Quốc sẽ áp dụng 7 biện pháp để thúc đẩy cuộc cách mạng sản xuất và tiêu dùng năng lượng, cũng như đẩy mạnh việc chuyển đổi mô hình và nâng cấp năng lượng, nỗ lực xây dựng hệ thống năng lượng hiện đại, an toàn, ổn định, đa nguyên và sạch.

Giới chuyên môn cho rằng, để thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Trung Quốc đến năm 2020, Bắc Kinh cần từng bước đi sâu cải cách thể chế năng lượng, kiện toàn và hoàn thiện chính sách năng lượng. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương hữu quan cũng phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện. Bởi trước đó, Bắc Kinh đã xác định rõ 5 nhiệm vụ chiến lược trong phát triển năng lượng của Trung Quốc.

Và theo “Kế hoạch hành động chiến lược phát triển năng lượng giai đoạn 2014-2020”, Bắc Kinh đã yêu cầu thúc đẩy sáng tạo, tăng cường an ninh và phát triển khoa học năng lượng. Kế hoạch này cũng nêu rõ, năng lượng là cơ sở và động lực của hiện đại hóa và việc cung ứng, cũng như an ninh năng lượng có liên quan đến chiến lược hiện đại hóa ở Trung Quốc.

Đằng sau chiến lược năng lượng 2015 của Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bên lề Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 26

Hơn 6 tháng trước (16/06), Trung Quốc phát hành cuốn “Sách Xanh năng lượng thế giới: Báo cáo phát triển năng lượng thế giới 2014”, trong đó nhấn mạnh, Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về an ninh năng lượng. Điều đáng nói là, ngoài các mỏ dầu trong đất liền, Trung Quốc sẽ tập trung hiện đại hóa công nghệ và tìm kiếm đối tác nước ngoài để gia tăng năng suất khai thác dầu ở các vùng biển Bột Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông. Được biết, Trung Quốc sẽ khai thác 9 mỏ dầu lớn ở khu vực biển Bột Hải, biển Hoa Đông và Biển Đông nhằm “bảo vệ nguồn năng lượng của Trung Quốc". Kế hoạch này nhắm đến các mỏ dầu xa bờ và động thái này chắc chắn khiến Trung Quốc rơi vào vòng xoáy xung đột với các quốc gia láng giềng.

Theo giới truyền thông, ngay từ năm 2009, Trung Quốc đã thúc đẩy xu hướng tích trữ dầu thô khi dự đoán giá dầu sẽ giảm. Do đó, phần lớn lượng dầu mua vào được tích tại các kho dự trữ chiến lược và dự trữ thương mại. Việc Trung Quốc cam kết công bố những thay đổi về dự trữ dầu chiến lược và thương mại là tín hiệu khiến dư luận quan tâm. Bởi theo ước tính của Hãng Reuters, thặng dư dầu thô của Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 360.000 thùng/ngày, do đó dư cung có thể tăng trong những tháng tới trong bối cảnh giá dầu tiếp tục lao dốc.

Còn theo báo cáo phân tích của Thomson Reuters, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 11/2014 sẽ tăng lên 25-26 triệu tấn, so với 24,09 triệu tấn trong tháng 10. Theo giới chuyên môn, trong năm 2013, khi giá dầu Brent giảm 13%, Trung Quốc đã tăng mua 25,6% trong tháng 7 so với tháng 02/2013. Ngay từ khi đó nhiều người đã cho rằng, giá thấp là cơ hội tăng tích trữ dầu thô và Trung Quốc đang tận dụng cơ hội này để thỏa mãn “cơn khát dầu”.

Giới phân tích cho rằng, ngoài dầu khí, Trung Quốc còn có kế hoạch khai thác năng lượng mới ở Biển Đông. Ngày 31/07, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) cho biết, Bắc Kinh đang lên kế hoạch khai thác một loại khí đốt mới - băng cháy ở Biển Đông trong năm 2017. Theo ông Trương Hải Khải, Chủ nhiệm Ủy ban khảo sát thuộc Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc, băng cháy là nguồn năng lượng mới, có tiềm năng thay thế dầu và than đá bởi 1m3 băng cháy có năng lượng tương đương với 160m3 khí đốt.

Cách đây gần 3 năm (tờ Thời báo Thương mại Trung Quốc số tháng 04/2012) đã dẫn lời Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (Sinopec Group) Phó Thành Ngọc cho biết, Sinopec đang tăng cường khai thác dầu và khí đốt từ đá phiến. Bởi tập đoàn này không những đầu tư khai thác ở Mỹ và Canada, mà còn nhập kỹ thuật công nghệ để tự khai thác nguồn năng lượng đá phiến trong nội địa. Còn theo tờ Khoáng sản Trung Quốc, Sinopec đã xây nhà máy xử lý đá phiến tại tỉnh Tứ Xuyên với công suất dự kiến đạt 4,3 tỉ m3 khí đốt/năm. Và đây là một phần trong chiến lược năng lượng mà Trung Quốc đang triển khai nhằm nâng tỷ lệ khí tự nhiên, trên tổng sản lượng nhiên liệu tiêu thụ, từ mức 4% hiện tại lên 6% trong vài năm tới. Nhưng theo giới khoa học, sử dụng năng lượng từ đá phiến sẽ tạo ra nhiều khí thải hơn các loại nhiên liệu hóa thạch thông thường và Estonia là ví dụ điển hình cho nhận định này - không những gây ô nhiễm, xử lý đá phiến còn tốn kém hơn nhiều so với dầu thô.

Vấn đề đáng quan tâm nhất là chính sách năng lượng của Trung Quốc đang gây ảnh hưởng tới các quốc gia hữu quan. Và những gì đang diễn ra cho thấy, “quyền lực mềm” của Trung Quốc không những khiến cho nhiều nước “tham bát bỏ mâm”, tạo điều kiện để Bắc Kinh thực hiện chiến lược của mình, mà còn tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong và ngoài khu vực.

Theo tuyên bố hôm 25/12, Bắc Kinh sẽ áp dụng 7 biện pháp nhằm thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng của Trung Quốc, bao gồm: Nâng cao năng lực của Cục Năng lượng Nhà nước; Nghiên cứu xác định tổng khối lượng và mục tiêu kết cấu năng lượng năm 2030; Tiếp tục đi sâu, thúc đẩy nâng cấp, cải tạo tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải trong lĩnh vực than đá và điện lực; Phát triển nguồn năng lượng phi hóa dầu; Thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ năng lượng; Cải cách các lĩnh vực trọng điểm như giá điện lực, dầu khí và năng lượng; Tăng cường hợp tác năng lượng quốc tế.

Tuấn Quỳnh

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.