"Đối thoại Shangri-La cần đề cập trật tự chiến lược mới ở châu Á"
29 Tháng Năm 2017 10:30 SA GMT+7
Báo Straits Times ngày 29/5 cho biết giáo sư nghiên cứu các vấn đề chiến lược của Đại học Quốc gia Australia Hugh White mới đây nhận định rằng Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay sẽ không dễ dàng gì cho cả Mỹ cũng như các đồng minh của Washington. Trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, thách thức đối với tất cả các nước ở châu Á là không cố đẩy lùi sự thay đổi (trật tự chiến lược) ở khu vực mà phải tìm cách quản lý sự thay đổi này.
Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull chuẩn bị có bài phát biểu khai mạc tại Đối thoại Shangri-La năm nay. (Nguồn: EPA/TTXVN)


Theo ông White, vấn đề cần theo dõi tại đối thoại năm nay là vấn đề Biển Đông. Việc ngầm chấp nhận những hành động trái phép của Trung Quốc như "việc đã rồi" ở Biển Đông sẽ đặt ra một câu hỏi lớn đối với các mục tiêu và chiến lược của Washington ở châu Á.

Các đồng minh của Mỹ sẽ phải đặt ra câu hỏi chính quyền Trump cam kết nghiêm túc ở mức độ nào đối với việc duy trì ưu tiên chiến lược khu vực của Mỹ vốn thuộc lợi ích an ninh của Washington.

Câu hỏi này chắc chắn cũng khiến Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull phải đau đầu, nhất là khi ông Turnbull chuẩn bị có bài phát biểu khai mạc tại Đối thoại Shangri-La năm nay.

Vì vậy, Shangri-La sẽ đem lại một cơ hội quan trọng cũng như thách thức khó khăn đối với Thủ tướng Turnbull.

Ông Turnbull có thể khẳng định là một nhà lãnh đạo quan tâm thực sự đến khu vực bằng việc đưa ra quan điểm của mình về sự thay đổi cơ bản về trật tự chiến lược của châu Á do tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hoặc ông Turnbull có thể tỏ ra như thể chẳng có chuyện gì xảy ra ở khu vực này, giống như các lãnh đạo tiền nhiệm Australia cũng như các lãnh đạo khác ở khu vực châu Á đã làm. Bởi một điều dễ hiểu là họ ngại nói thẳng nói thật về sự chuyển dịch chiến lược ở khu vực sẽ không chỉ khiến chọc giận Mỹ mà còn góp phần cổ vũ Bắc Kinh (hành động theo cách của Trung Quốc).

Do đó, tác giả cho rằng đây là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết để nói thẳng về những gì đang xảy ra ở châu Á, khi mà cấu trúc (an ninh) do Mỹ dẫn đầu tỏ ra ngày càng kém bền vững.

Một trong những khuyến nghị của giáo sư Hugh White là chúng ta cần nhìn nhận rằng thách thức ở châu Á là không ngăn chặn cũng như không đẩy lùi sự thay đổi chiến lược ở khu vực này, mà phải tìm cách quản lý sự thay đổi này. Chúng ta cần quản lý sự chuyển giao (trật tự châu Á) sang một trật tự mới một cách hòa bình, đảm bảo rằng trật tự mới này bảo vệ hữu hiệu những lợi ích chủ chốt của tất cả các nước trong khu vực.

Dự kiến, Thủ tướng Australia, Malcolm Turnbull sẽ là diễn giả phát biểu khai mạc dẫn đề Đối thoại Shangri-La thường niên lần thứ 16 diễn ra tại Singapore từ ngày 2-4/6 tới.

Cũng tại diễn đàn này, nhiều nhà lãnh đạo là nguyên thủ các quốc gia trong khu vực đã có những bài phát biểu dẫn đề quan trọng, đượi coi là "định hướng" cho các chủ đề sẽ thảo luận trong ba ngày nhóm họp chính thức, như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (2015), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (2014), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (2012), Thủ tướng Malaysia Najib Razak (2011)...

Cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng đã từng có bài phát biểu dẫn đề quan trọng với chủ đề về lòng tin chiến lược nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12, năm 2013.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương này, cho biết Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 dự kiến sẽ có sáu phiên thảo luận về các chủ đề: Mỹ và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Duy trì trật tự trong khu vực dựa trên các quy định; Thách thức mới đối với quản lý khủng hoảng ở châu Á-Thái Bình Dương; Thay đổi địa chính trị và chính sách quốc phòng; Xây dựng nền tảng chung về an ninh khu vực; Các mối đe dọa toàn cầu và an ninh khu vực.

Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ bàn đến các vấn đề vốn đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay liên quan đến mối nguy hiểm hạt nhân đối với châu Á-Thái Bình Dương, các hình thức hợp tác an ninh mới, tác động của các công nghệ mới đối với lĩnh vực quốc phòng hay các biện pháp mang tính thực tế để tránh xung đột trên biển.

Tuy không phải là diễn đàn an ninh chính thức, song kể từ khi ra mắt vào năm 2002, Đối thoại Shangri-La đã xây dựng được lòng tin và góp phần quan trọng thúc đẩy hợp tác an ninh khu vực thông qua việc tạo ra kênh chia sẻ thông tin một cách hiệu quả giữa các nhà hoạch định chính sách quốc phòng và an ninh cũng như với giới chuyên gia và học giả trong khu vực./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.