Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Về tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc và Thời báo Hoàn cầu
Thursday, November 27, 2014 7:00 AM GMT+7
Tuyên bố hôm 24/11 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực sự khiến dư luận bất bình khi bà Hoa Xuân Doanh (Oánh) cho rằng, hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang thực hiện tại các đảo ở Biển Đông chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện sống cho các nhân viên tại đây. Bởi động thái này hoàn toàn phi pháp, vi phạm trắng trợn tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Và điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh vẫn tiếp tục động thủ nhằm độc bá Biển Đông, bất chấp tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc, và phản đối của các nước liên quan. Tờ Thời báo Hoàn cầu còn cho rằng, Việt Nam và Philippines nên làm quen với việc Trung Quốc xây đảo ở Biển Đông và Mỹ cũng cần quen với sự hiện diện thường xuyên hơn của Bắc Kinh tại khu vực này?!

Những tuyên bố ngang ngược

Ngày 23/11, tờ New York Times cho rằng, Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở bãi Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là để máy bay quân sự của nước này có thể hạ cánh ở đó, nhằm mở rộng tầm với của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhiều nhà phân tích nhận định, Trung Quốc sẽ lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Đông để kiểm soát không phận ở khu vực này.

Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn (do Hiệp hội khoa học quân sự Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong 2 ngày 21 và 22/11), bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) cho rằng, việc xây đảo nhân tạo ở bãi Đá Chữ Thập là để Trung Quốc hạ cánh máy bay quân sự nhằm kiểm soát ADIZ trên Biển Đông.

Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo

Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/11 cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất tại bãi Đá Chữ Thập

Ngày 21/11, tại Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 5 ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đưa ra 3 sáng kiến để giữ gìn môi trường an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương. Đó là "Tiếp tục tăng cường quản lý và kiểm soát tranh chấp, không ngừng nâng cao năng lực xử lý khủng hoảng", "Tiếp tục tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, không ngừng tăng cường tin cậy lẫn nhau về chiến lược", "Tiếp tục tăng cường xây dựng cơ quan an ninh trong khu vực, không ngừng tăng cường ý thức cộng đồng vận mệnh". Khi trả lời phỏng vấn tờ Đô thị Phương Nam bên lề Diễn đàn Hương Sơn (21/11), cựu Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead cho rằng, khó đoán tương lai về xu thế của Biển Đông cũng như lập trường của Mỹ đối với vấn đề này, đồng thời ủng hộ Nhật Bản trong tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Ngày 24/11, Thiếu tướng Trung Quốc La Viện ngang nhiên xác nhận, Bắc Kinh đang xây dựng cơ sở trên bãi Đá Chữ Thập, đồng thời cảnh báo Mỹ nên tránh xa vấn đề này. Ngày 22/11, một Đại tá không quân Trung Quốc đã thừa nhận với tờ Asahi Shimbun về sự tồn tại của công trình xây dựng trên bãi Đá Chữ Thập và nơi này sẽ được sử dụng như một cơ sở giám sát điện tử, đồng thời giúp cho vị thế của Bắc Kinh mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong khi đó, tờ Sputnik của Nga cho rằng, việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo (và cải tạo trái phép tại bãi Đá Chữ Thập) tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam là nhằm thách thức Mỹ.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc muốn thông qua Diễn đàn Hương Sơn nhằm cổ vũ khái niệm “Châu Á là của người Á Châu”, đồng thời tìm cách giảm thiểu vai trò của Mỹ tại khu vực này. Giới phân tích nhận định, tranh chấp tại Biển Đông sẽ còn phức tạp và nếu Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông thì xung đột có thể xảy ra, đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực. Ông Anup Singh, nguyên Tư lệnh Hạm đội Hải quân miền Đông Ấn Độ cho rằng, nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn trong yêu sách, và hung hăng trong cách ứng xử thì căng thẳng giữa các nước láng giềng sẽ dẫn đến bất đồng; và môi trường địa-chính trị tại Biển Đông đã và đang thay đổi theo chiều hướng xấu. Giáo sư Robert Beckman đến từ Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore cảnh báo, Trung Quốc có thể thiết lập ADIZ ở Biển Đông và khi đó tình hình sẽ hết sức phức tạp. Giới quan sát cho rằng, sau 2 năm nắm quyền, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện quyền lực và ảnh hưởng của mình trong hầu hết các lĩnh vực tại quốc gia hơn 1,34 tỷ người.

Theo nhận định của tờ Strategy Page, vì không có cảng biển nước ngoài để tiếp tế, nên hải quân Trung Quốc sẽ không thể duy trì tàu chiến quy mô lớn ở vùng biển cách xa Trung Quốc, do đó Bắc Kinh đang chế tạo nhiều tàu tiếp tế cho lực lượng này. Và nhiều khả năng Trung Quốc đang tập trung chế tạo tàu tiếp tế Type 901 để kiểm soát Biển Đông. Trước đó (06 và 07/11), tại thành phố Hải Khẩu, Trung Quốc, hơn 30 chuyên gia và học giả đến từ Trung Quốc và Đài Loan đã thảo luận xung quanh các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Theo ông Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông), Biển Đông liên quan đến an ninh và lợi ích của 2 bờ eo biển, nên họ cần tăng cường hợp tác.

Phản ứng của dư luận

Giáo sư Carl Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Australia cho rằng, Trung Quốc đang lôi kéo sự chú ý của các nước trong khu vực bằng cách đánh lạc hướng dư luận thông qua “những sáng kiến hoà bình”, nhằm che đậy sự tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục lấn át chủ quyền tại Biển Đông bằng việc xây dựng cơ sở trên các đảo nhân tạo, điều tàu tuần tra và tập trận. Còn trong bài viết trên tạp chí The National Interest, tác giả Robert Haddick đã đưa ra 6 kế sách (tiết kiệm nguồn lực và tiết kiệm thời gian) mà Mỹ nên áp dụng để vô hiệu hóa Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ nhất, phân tán sự hiện diện của tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông. Thứ hai, có chính sách và ngân sách thích hợp. Thứ ba, có mạng lưới chia sẻ thông tin và chương trình huấn luyện đa phương. Thứ tư, có hệ thống chia sẻ thông tin tình báo. Thứ năm, có các quy trình ứng phó với các cuộc khủng hoảng. Thứ sáu, thu nạp thêm đồng minh.

Ngày 21/11, tờ Bangkok Post đăng bài phân tích của giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu quốc tế, Đại học Chulalongkorn cho rằng, bằng hoạt động ngoại giao thời gian qua, Trung Quốc muốn trở thành lãnh đạo thế giới; nhưng Bắc Kinh cũng bị chất vấn về ý đồ ở Biển Đông và biển Hoa Đông tại hội nghị thượng đỉnh APEC, hội nghị thượng đỉnh Đông Á và hội nghị thượng đỉnh G-20. Giới bình luận cho rằng, chiến lược "một vành đai, một con đường" đang củng cố vị thế lãnh đạo thế giới của Trung Quốc khi Bắc Kinh cam kết đầu tư 50 tỉ USD vốn khởi điểm cho Quỹ Con đường tơ lụa trên biển và Ngân hàng Đầu tư châu Á (AIIB), 40 tỉ USD cho tuyến vành đai biển khu vực Đông Á. Có người nhận định, Bắc Kinh muốn thông qua khoản đầu tư khủng kể trên để các bên hữu quan trì hoãn thương đàm và ký COC.

Ngày 20/11, tờ Daily Times dẫn thông tin của hãng Reuters cho rằng, sau hội nghị thượng đỉnh APEC, chính sách đối ngoại của Bắc Kinh sẽ ngày càng cứng rắn hơn. Bởi trong khi Tổng thống Philippines Aquino có cuộc trao đổi cởi mở ở Bắc Kinh với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, thì quân đội Philippines khẳng định, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc giảm hoạt động bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa.

Theo tờ China news, ngày 18/11, Trung Quốc đã lần đầu đưa thủy phi cơ tuần tra trên Biển Đông. Tham gia đợt tuần tra này có tàu Hải Tuần 21 và tàu Hải Tuần 1103 và một thủy phi cơ của hãng hàng không Mỹ Á. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng thủy phi cơ phục vụ cho tuần tra trên Biển Đông. Trước đó (06/11), Trung Quốc đã biên chế tàu tuần tra lớp nghìn tấn Hải Tuần 1103 cho lực lượng tuần tra trên biển Tam Á thuộc đảo Hải Nam. Hải Tuần 1103 là tàu tuần tra chấp pháp lớn nhất và hiện đại nhất hiện nay ở khu vực phía Nam đảo Hải Nam.

Biên tập viên tờ Bloomberg David Tweed cho rằng, việc Bắc Kinh xây dựng và đưa vào sử dụng các căn cứ chứa tàu ngầm dạng hang gần đảo Hải Nam sẽ giúp hải quân Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng cũng như tác động đến cân bằng sức mạnh tại Biển Đông. Động thái này nhằm ngăn chặn khả năng bị máy bay trinh sát của Mỹ phát hiện và truy lùng mỗi khi tàu ngầm xuất hiện. Nhà nghiên cứu Felix Chang, thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ) cũng có nhận định tương tự, theo đó Trung Quốc đã xây dựng 4 cầu cảng ở Hải Nam có khả năng tiếp nhận 8 tàu ngầm và đường hầm dưới nước. Và với đường hầm dưới biển ở đảo Hải Nam, tàu ngầm Trung Quốc có thể giấu mình trước máy bay trinh sát của Mỹ và bí mật hoạt động tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Dư luận khá quan tâm tới thông tin trên tờ The Guardian khi cho rằng, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã hiểu lầm ý của Chủ tịch nước Trung Quốc (tôi chưa bao giờ nghe một nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố rằng, nước ông sẽ được hoàn toàn dân chủ vào năm 2050), khi ca ngợi bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Nghị viện Australia. Ngày 17/11, khi phát biểu trước Nghị viện Australia, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhắc đến dân chủ bằng việc giải thích "giấc mơ Trung Hoa". Theo ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Baptist Hongkong, không có gì mới trong những gì mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói.

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.