Tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2015 sẽ cao hơn
27 Tháng Mười Hai 2014 11:15 SA GMT+7
Nền kinh tế toàn cầu vừa trải qua một năm 2014 đầy biến động. Những kịch bản nào có thể xảy ra trong năm 2015 tới đây?
Không khí sôi động tại sàn giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) những ngày cuối năm - Ảnh: Reuters

Hãng tư vấn thị trường nổi tiếng IHS vừa công bố 10 dự báo kinh tế toàn cầu năm 2015. “Có đủ các yếu tố cơ bản để tạo đà cho nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng trong năm 2015 “- chuyên gia kinh tế IHS Nariman Behravesh nhận định. IHS dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2015 đạt mức 3%, tăng hơn 0,3% so với năm nay 2014.

Dưới đây là các dự báo kinh tế toàn cầu của IHS cùng một số tổ chức và chuyên gia quốc tế trong năm 2015.

Gã khổng lồ Mỹ thức tỉnh

Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ duy trì đà tăng trưởng khoảng 2,5-3% trong năm tới nhờ tiêu dùng trong nước. Tiêu dùng đóng góp vào 70% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ. GDP của Mỹ tăng đến 5% từ tháng 6 đến tháng 09/2014, cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.

“Chúng ta đang có động lực rất vững chắc để bước vào năm 2015” - Hãng Bloomberg dẫn lời nhà kinh tế Michael Gapen của Tập đoàn Barclays Plc tự tin.

Cùng quan điểm với IHS, Hãng BofA Merrill Lynch Global Research dự đoán GDP của Mỹ sẽ tăng 3,3% trong năm tới.

Nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu nâng lãi suất trở lại từ tháng 09/2015 sau nhiều năm giữ ở mức thấp để bảo vệ nền kinh tế, mở đường cho những sự thay đổi tài chính lớn.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số S&P đạt kỷ lục hơn 2.000 điểm đạt được trong năm 2014 và sẽ chạm mức 2.200 điểm trong năm 2015.

Các lĩnh vực phát triển nóng nhất của Mỹ trong năm 2015 bao gồm năng lượng, công nghệ và công nghiệp.

“Công nghệ và công nghiệp là những lĩnh vực thiết yếu để duy trì sự phục hồi. Rất nhiều nền kinh tế mới nổi phụ thuộc vào nhu cầu tại Mỹ và châu Âu” - chuyên gia Scott Wren của Hãng Wells Fargo Advisors nhận định.

Một công trình xây dựng tại Bắc Kinh - Ảnh: Reuters

Trung Quốc: tăng trưởng chậm lại

Theo IHS, các chính sách tiền tệ và tài chính của Bắc Kinh sẽ không thể ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tuột xuống còn 6,5% trong năm tới.

Dù vậy, tốc độ này vẫn rất đáng mơ ước đối với nhiều quốc gia phát triển. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết tăng trưởng nước này trong năm tới sẽ giảm do sự suy yếu của thị trường bất động sản. Giá nhà đất Trung Quốc sẽ tiếp tục đi xuống.

Ðiểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2015 là xuất khẩu tăng trưởng 6,9%, thị trường bán lẻ duy trì tốc độ tăng trưởng bằng năm 2014.

Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới cảnh báo tăng trưởng Trung Quốc chậm lại sẽ ảnh hưởng tới nhập khẩu từ các nước phát triển, làm giảm đầu tư và hạn chế nguồn tài chính cho các ngành như bất động sản.

Tạp chí The Diplomat đưa tin Trung Quốc đã đầu tư lãng phí gần 7.000 tỉ USD kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Giá hàng hóa tiếp tục giảm

Giá dầu thô đã giảm đến 40% kể từ mùa hè năm nay và sẽ còn tiếp tục đà giảm vào năm 2015. IHS cho rằng giá dầu giảm sẽ kéo theo giá các loại hàng hóa sụt trung bình 10% trong năm 2015. Ngân hàng Phát triển châu Á đánh giá giá dầu giảm sẽ là cơ hội tốt cho châu Á bắt tay cải tổ cấu trúc công nghiệp.

Bộ Công nghiệp Úc mới đây đã phải hạ dự đoán giá quặng sắt của nước này xuống 1/3 do nhu cầu sụt giảm, đặc biệt là từ Trung Quốc. Giá vàng sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Trong khảo sát của Hãng Kitco Gold Survey, 7/10 nhà phân tích dự đoán giá vàng sẽ giảm xuống mức 1.000 USD/ounce trong năm 2015. Dù vậy, sự phục hồi của USD và lãi suất tăng sẽ góp phần kềm sự giảm giá của một số mặt hàng. Giá một số kim loại như kẽm, nhôm vẫn sẽ ổn định.

Có lợi cho Việt Nam

Nếu trong năm 2015 kinh tế Mỹ tiếp tục khởi sắc trở lại thì tác động tới Việt Nam sẽ khá lớn. Việc đến cuối năm Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một triển vọng rất tốt. Ở chiều ngược lại, khi Trung Quốc đang trong xu thế giảm tốc tăng trưởng thì tác động tới Việt Nam có thể nằm ở khía cạnh sản xuất.

Nhiều công ty toàn cầu đã chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam và Indonesia. Ðiều này có lợi cho Việt Nam và có thể dẫn tới việc nhiều nhà máy sản xuất của Trung Quốc có thể phải đóng cửa, do cạnh tranh khốc liệt hơn với Việt Nam và Indonesia.

Hiện tượng hàng hóa thế giới giảm giá có ảnh hưởng tùy thuộc từng ngành khác nhau của Việt Nam.

Ví dụ, hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ hưởng lợi. Tuy nhiên, điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam có kiểm soát tốt để sản xuất trong nước có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại hay không.

Bởi giá hàng hóa giảm là giảm chung. Nếu chúng ta không tận dụng được bằng đối thủ trong khu vực, hàng hóa chúng ta giảm nhưng hàng nước ngoài còn giảm được nhiều hơn. Ðiều đó dẫn tới tình trạng nhập lậu hàng vào Việt Nam, hoặc tình trạng chảy máu ngoại tệ do người Việt tăng ra nước ngoài mua sắm.

Ông ROBERT TRẦN
(giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược Robenny, Canada tại Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương)

HỒNG QUÝ ghi

Châu Âu tiếp tục khó

IHS dự báo khu vực đồng euro sẽ tiếp tục phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp tăng cao. Tuy nhiên giá dầu giảm, đồng euro suy yếu sẽ giúp nền tài chính khu vực bớt sóng gió, giảm gánh nặng nợ công, cơ hội tăng trưởng cao hơn. IHS ước tính nền kinh tế khối đồng euro sẽ tăng trưởng 1,4% trong năm 2015, tốt hơn nhiều so với mức 0,8% của năm 2014.

Nhật trỗi dậy

IHS dự báo sau đợt suy thoái mới đây, nền kinh tế Nhật sẽ vực dậy vào năm 2015 dù tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 1%. Việc Ngân hàng Trung ương Nhật nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ là động lực kích thích nền kinh tế Nhật. Hãng tín dụng Fitch lạc quan hơn khi cho rằng GDP Nhật có thể đạt tới 1,3-1,5% năm 2015.

Các nền kinh tế mới nổi

IHS đánh giá bức tranh kinh tế của các nền kinh tế mới nổi sẽ khá lộn xộn trong năm 2015. Phần lớn sẽ phát triển tốt nhờ giá dầu giảm và tăng trưởng ở Mỹ cùng châu Âu.

Tuy nhiên nhóm BRICS sẽ gặp nhiều khó khăn. Brazil sẽ đối mặt với một năm thử thách, Nga suy thoái, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại. Chỉ có Ấn Ðộ là nước duy nhất trong nhóm BRICS đạt mức tăng trưởng cao 6,5% trong năm 2015. Hãng Fitch dự báo GDP các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng nhẹ lên 4,1% năm 2015.

USD vẫn là vua tiền tệ

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương Canada sẽ bắt đầu lộ trình tăng lãi suất vào năm 2015. Và Fed sẽ nổ phát súng đầu tiên. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Nhật và Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất.

Ðồng USD sẽ tiếp tục là đồng ngoại tệ mạnh nhờ triển vọng tăng trưởng của Mỹ và Fed tăng lãi suất. Ngược lại, các gói kích cầu châu Âu và Nhật đồng nghĩa với việc đồng euro và đồng yen tiếp tục mất giá trong năm 2015.

Mối đe dọa giảm phát

Trong năm 2015, giảm phát sẽ là mối đe dọa hàng đầu tại các nước phát triển do giá hàng hóa sụt giảm và tăng trưởng kinh tế èo uột. Một số nước như Nga là ngoại lệ khi lạm phát leo thang vì đồng tiền nội địa mất giá.

 

TRẦN PHƯƠNG

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.