Nguy cơ phản ứng cực đoan ở châu Âu
12 Tháng Giêng 2015 7:20 SA GMT+7
Tòa soạn nhật báo Hamburger Morgenpost ở Hamburg (Đức) bị tấn công bằng bom xăng vào rạng sáng 11/01 sau khi báo này cho đăng lại ba bức biếm họa nhà tiên tri Mohammed trên trang nhất.
Một phụ nữ chia sẻ với người Hồi giáo cầm biểu ngữ "Hồi giáo chống lại chủ nghĩa khủng bố" tại Paris - Ảnh: AFP

Sự kiện dấy lên mối quan ngại phản ứng cực đoan dây chuyền đang xảy ra ở châu Âu.

Hàng triệu người dân Pháp đã xuống đường tuần hành nhằm tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công “kép” ở Paris trong bối cảnh cuộc săn lùng nghi can cuối cùng vụ bắt cóc và sát hại con tin trong siêu thị thực phẩm Do Thái ở đông Paris hôm 09/01 vẫn đang tiếp tục.

Đám cháy lúc rạng sáng

Hãng tin DPA của Đức cho biết vụ tấn công xảy ra vào khoảng 2g20 sáng 11/01 theo giờ Đức (khoảng 8g20 sáng giờ Việt Nam).

Người phát ngôn cảnh sát Hamburg cho biết: “Đá và sau đó là một vật thể cháy được ném qua cửa sổ. Hai phòng ở tầng dưới bị hư hỏng nhưng lửa đã được khống chế ngay sau đó”. Ngọn lửa xuất phát từ phía sân của tòa nhà và đã thiêu rụi một số dữ liệu trong phòng lưu trữ của tòa báo.

AFP dẫn lời cảnh sát Đức ngày 11/01 đã bắt giữ hai nghi can liên quan đến vụ tấn công tòa nhật báo Hamburger Morgenpost.

Không ai bị thương nhưng câu hỏi đặt ra liệu có sự liên quan nào giữa những bức biếm họa nhà tiên tri Mohammed mà tòa báo biếm Charlie Hebdo thực hiện và cuộc tấn công này hay không.

Cảnh sát Hamburg từ chối trả lời câu hỏi này và họ chỉ cho biết rằng đang mở cuộc điều tra liên quan đến vụ việc. “Khói vẫn còn bốc lên và cảnh sát đang tìm kiếm chứng cứ” - trang điện tử của nhật báo 91.000 bản này đưa tin.

Truyền thông Đức cho biết ngay sau vụ tấn công, lãnh đạo tờ báo này cũng đã thuê dịch vụ bảo vệ tư nhân canh giữ tòa nhà ở quận phía tây Othmarschen.

Nghi can thứ tư đang ở nước ngoài?

Cùng ngày, Reuters ngày 11/01 dẫn nguồn tin từ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nữ nghi can trong vụ bắt cóc và sát hại con tin ở siêu thị thực phẩm  Hyper Cacher ở đông Paris, có thể không phải là Hayat Boumeddiene - vợ của nghi can Amedy Coulibaly bị bắn chết.

Bởi, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Boumeddiene đã rời nước Pháp vào tuần trước để du lịch đến Syria thông qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ.

“Ngày 02/01, người phụ nữ có lai lịch trùng khớp với hồ sơ của Boumeddiene đã lên một chuyến bay từ Madrid đến Istanbul” - Reuters dẫn lời quan chức trên cho biết.

Cũng theo nguồn tin này, Boumeddiene đi cùng một người đàn ông và đã mua vé khứ hồi hôm 09/01 nhưng cả hai lại không đáp chuyến bay của ngày hôm đó.

Quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chính phủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đang hợp tác để theo dấu của Boumeddiene. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh Paris trước đó đã không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về Boumeddiene khi cô này lên chuyến bay đến Istanbul.

“Sau khi nhận được thông báo từ Pháp, chúng tôi phát hiện tín hiệu điện thoại di động của Boumeddiene hôm 08/01, chúng tôi cho rằng cô ấy đang ở Syria nhưng không có chứng cứ xác thực” - nguồn tin cho biết.

Tờ Le Monde cho biết Boumeddiene kết hôn với Amedy Coulibaly trong một hôn lễ tôn giáo không được cơ quan dân sự Pháp công nhận năm 2009. Cảnh sát đã thẩm vấn cả hai trong năm 2010 và Coulibaly vào tù vì tham gia âm mưu giải cứu bất thành một tù nhân tại Pháp.

Diễu hành bày tỏ tình đoàn kết

Hàng trăm ngàn người dân Pháp và hàng chục nguyên thủ quốc gia ngày 11/01 tham gia cuộc tuần hành trên khắp Paris thể hiện tình đoàn kết và sự tôn trọng đối với 17 nạn nhân trong hai cuộc tấn công khủng bố ở Pháp tuần qua.

Cuộc tuần hành diễn ra trên tuyến đường dài 3km từ Place de la Republique đến Place de la Nation ở phía đông Paris. Phía tổ chức cuộc tuần hành nói số người tham gia lên tới 1,3-1,5 triệu. Hàng chục ngàn người cũng tham gia các cuộc tuần hành tương tự tại các nước châu Âu khác.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls và Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve tuyên bố Pháp triển khai khoảng 2.200 nhân sự thuộc các lực lượng an ninh và quân đội để bảo đảm an toàn cho cuộc tuần hành. Các tay súng bắn tỉa cũng được triển khai trên các mái nhà dọc tuyến đường.

Bộ trưởng Nội vụ Cazeneuve cho biết Pháp vẫn duy trì mức cảnh báo an ninh cao nhất tại Paris. Trong khi đó Tổng thống François Hollande cảnh báo rằng những nguy cơ mà nước Pháp đang đối mặt vẫn chưa chấm dứt.

Lãnh đạo thế giới bao gồm Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, Tổng thống nhà nước Palestine Mahmud Abbas cùng nhà vua và hoàng hậu Jordan cũng tham gia cuộc diễu hành này nhằm thể hiện tình đoàn kết với Pháp.

Một người Hồi giáo cứu sống nhiều con tin

Đài BFMTV của Pháp đưa tin trong thời điểm xảy ra vụ bắt giữ con tin tại siêu thị Hyper Cacher, nhân viên siêu thị Lassanna Bathily, 24 tuổi, là một người Hồi giáo đến từ Mali, đã dẫn sáu người có mặt trong siêu thị ẩn nấp vào kho đông lạnh và chờ đến khi cảnh sát giải cứu.

Báo chí Pháp cho biết thay vì trốn thoát ra ngoài qua ngả thang máy vận chuyển hàng hóa của siêu thị để đến trình báo cảnh sát nhưng Bathily đã không làm như vậy.

Anh đã tình nguyện ở lại để giúp đỡ nhiều người còn mắc kẹt bên trong siêu thị. Nhiều người được Bathily cứu giúp đã ca ngợi anh như một người hùng. Những người dùng mạng xã hội Twitter cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với Bathily.

 

ANH THƯ

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.