Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Yên tâm sao được
11 Tháng Giêng 2015 7:07 SA GMT+7
Ngày 03/01, Đài NHK cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ có tuyên bố “thời hậu chiến mới” nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. 20 năm trước, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Tomiichi Murayama từng tuyên bố nhân dịp 50 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó bày tỏ “sự hối hận sâu sắc và lời xin lỗi chân thành” về hành động xâm lược của Nhật Bản ở châu Á thời chiến tranh. 10 năm sau, ông Koizumi Junichiro cũng có thông điệp tương tự. Và ông Shinzo Abe không muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nhạy cảm này.

Trò chơi quyền lực

Ngày 02/01, khi phát biểu trên trang Creators, nhà bình luận thời sự quốc tế Mỹ Austin Bay, là khách mời thường xuyên của Hãng Fox News, CNN, MSNBC và ABC News cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục “nắn gân” láng giềng trong năm 2015. Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại cứng rắn trong năm 2015, nhưng có điều chỉnh theo hướng phù hợp với tình hình thực tế. Trong năm 2014, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới hàng chục quốc gia châu Á, châu Âu, Mỹ Latinh và châu Đại Dương để thiết lập “quan hệ nước lớn kiểu mới”, hình thành vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển nhằm thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Cuối tháng 11/2014, khi phát biểu tại Hội nghị Công tác đối ngoại Trung ương Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã khẳng định: Thời đại Mỹ là siêu cường duy nhất thế giới sắp kết thúc, và Bắc Kinh quyết tâm cạnh tranh, sánh tầm ảnh hưởng với Washington tại Châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 24/12/2014, khi phát biểu tại Hội thảo về tình hình thế giới với ngoại giao Trung Quốc năm 2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì phát triển ổn định, hỗ trợ để chống lại sức ép suy thoái của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế châu Á. Đồng thời thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường”, đề xướng xây dựng khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương... Trung Quốc có chung biên giới với 14 nước và trong lịch sử chưa có quốc gia nào thoát cảnh bị “ngậm nhấm đất đai” của đất nước đông dân nhất thế giới.

Nên nhớ, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới (tính theo sức mua) mà không phô trương, ồn ào. Và Bắc Kinh cũng muốn áp dụng chiến thuật này trong vấn đề kiểm soát biển đảo tại khu vực đang có tranh chấp. Ngày 27/12/2014, trang Lawfare của Mỹ đăng phân tích của học giả Nicholas Khoo và chuyên gia Rory Medcalf, theo đó Trung Quốc có muốn thực hiện các biện pháp xây dựng niềm tin như đã nhất trí với Mỹ và có lập đường dây nóng tránh khủng hoảng như cam kết với Nhật Bản hay không, cần có thời gian để kiểm chứng. Trong khi đó, nhà phân tích Tetsuo Kotani cho rằng, cơ chế giải quyết cuộc khủng hoảng Nhật - Trung tuy cần thiết để giảm căng thẳng trên biển Hoa Đông, nhưng sẽ bị chi phối bởi kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc và Hiệp ước phòng vệ tập thể Mỹ - Nhật sẽ được xem xét trong năm 2015.

Niềm tin bị lung lay

Ngày 29/12/2014, mạng Aviation Week & Space Technology (Mỹ) đưa tin, mặc dù kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong năm 2014, nhưng chi tiêu quân sự của nước này có thể tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hai con số trong năm 2015 - sẽ tăng trên 10% cho quân sự, với mục tiêu phát triển vũ khí. Theo công bố hồi tháng 3/2014, ngân sách giành cho quân sự đạt 808 tỉ NDT (khoảng 132 tỉ USD), tăng 12,2% so với năm 2013 và con số này sẽ tăng ít nhất 10% trong năm 2015 (đạt 888 tỉ NDT, khoảng 145 tỉ USD). Nhưng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, chi tiêu quân sự trên thực tế trong năm 2015 của Trung Quốc có thể hơn 175 tỉ USD.

Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3 Hải quân Mỹ

Cùng ngày 29/12/2014, tờ United Press International đăng bài “Vũ khí mới Trung Quốc đưa ra năm 2014” của tác giả Richard Tomkins, trong đó đáng chú ý, Hải quân Trung Quốc đã sở hữu thêm 10 tàu chiến mới. Và nếu tính về số lượng tàu chiến mới tăng hằng năm, Hải quân Trung Quốc đã vượt Mỹ, vươn lên đứng đầu thế giới. Ngày 30/12/2014, tờ Jane's Defense Weekly cho biết, tàu tuần duyên USS Fort Worth của Mỹ đã cập cảng hải quân Singapore, mở đầu cho nhiệm vụ kéo dài 16 tháng ở Châu Á - Thái Bình Dương.

Cũng trong ngày 29/12/2014, tờ South China Morning Post đăng phân tích của Giáo sư Linda Jakobson đến từ Viện Chính sách quốc tế Lowy, theo đó Nhật Bản, Philippines và Việt Nam là 3 nước láng giềng đã và đang phải “chấp nhận” những hành vi khiêu khích trên biển của Trung Quốc. Theo nhận định của chuyên gia Bonnie Glaser, bãi Cỏ Mây sẽ là điểm nóng trong năm 2015 nếu quân đội Philippines rút khỏi con tàu BRP Sierra Madre và tàu chiến Trung Quốc nắm quyền kiểm soát tại đây.

Chuyên gia Ernest Bower cho rằng, trong năm 2015, các nước ASEAN có thể ủng hộ Philippines mạnh mẽ hơn trong vụ kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Theo tờ The Diplomat, Trung Quốc đang lợi dụng quan điểm linh hoạt và không ràng buộc của ASEAN để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông. Bắc Kinh còn cho rằng, việc ASEAN chấp nhận quan điểm “cùng thắng” của Trung Quốc đang giúp nước này có thời gian củng cố tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp ở Biển Đông.

Thị uy hay răn đe?

Ngày 01/01, tờ Ashahi Shimbun cho biết, 2 tàu chiến Trung Quốc thuộc Hạm đội Đông Hải (tàu khu trục hạm lớp Sovremennyy và tàu hộ tống lớp Giang Vệ) đã tiến vào tọa độ chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 70km, vị trí gần nhất từ trước đến nay. Tuy vụ này diễn ra từ trung tuần tháng 12/2014, nhưng mãi tới ngày 30/12/2014 mới được thông báo. Nhật Bản coi đây là hành động khiêu khích nguy hiểm nhất từ trước tới nay của Trung Quốc khi điều tàu tiến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư chỉ cách hơn 40 hải lý. Trước đó (30/12/2014), tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) cho biết, tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đi lại và huấn luyện tại vùng biển liên quan phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, mong các nước hữu quan tôn trọng. Bà Hoa Xuân Oánh (Doanh) cũng nêu rõ, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là lãnh thổ “vốn có” của Trung Quốc và đội tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại khu vực này là thực thi chủ quyền theo pháp luật. Tờ Tin tức quốc phòng (Mỹ) từng nhận định, Bắc Kinh sẽ chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông và kiểm soát quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trong 30-40 năm nữa.

Ngày 30/12/2014, tờ Đa Chiều và tờ Asahi đưa tin, sau khi không quân Trung Quốc tìm cách tiến vào không phận quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, hải quân Trung Quốc cũng không chịu kém cạnh, và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình là người quyết định điều chiến hạm áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới động thái này của Trung Quốc. Được biết, từ khi Trung Quốc thành lập “Văn phòng chỉ đạo công tác quyền và lợi ích biển trung ương” cách đây hơn 2 năm (tháng 09/2012), ông Tập Cận Bình và cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã trực tiếp điều hành hoạt động của lực lượng tàu hải cảnh và hải quân tại khu vực biển Hoa Đông.

Gần 1 tháng trước (19/12/2014), tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) cho rằng, do hoạt động trên biển của Trung Quốc đang theo xu hướng đối đầu với các nước châu Á, nên Australia có kế hoạch đổi mới tàu ngầm - nhập khẩu tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. Sau đó (25/11/2014), tờ Tin tức Trung Quốc đưa tin, Nhật - Mỹ đã cung cấp công nghệ tàu ngầm cho Australia và 3 nước này sẽ tăng cường quan hệ nhằm chống lại Bắc Kinh. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto từng nói, trong tương lai, Nhật - Mỹ - Australia sẽ thông qua hợp tác về công nghệ tàu ngầm để kiểm soát Ấn Độ Dương, Biển Đông (do Australia phụ trách), và biển Hoa Đông (do Nhật Bản phụ trách), còn Mỹ hỗ trợ để khu vực này không nằm dưới sự kiềm tỏa của Trung Quốc.

Ngày 21/12/2014, tờ The Diplomat (Nhật Bản) nhận định: châu Á - khu vực kinh tế sôi động nhất thế giới đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng an ninh trầm trọng hơn do Trung Quốc gia tăng động thái nhằm mở rộng vai trò và ảnh hưởng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Được biết, trong 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng gấp 3, ngân sách quốc phòng của Indonesia tăng gấp đôi, Ấn Độ trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới... và việc này khiến nguy cơ xảy ra xung đột quân sự ở châu Á tăng lên. Tờ The Diplomat còn dẫn nhận định của tác giả Robert Farley về 4 phương thức hình thành chiến tranh Đông Á trong tương lai. Lầu Năm Góc cho rằng, Trung Quốc đã biên chế 10 tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 (có tầm bắn khảng 7.200 km), nhưng phiên bản nâng cấp DF-31A có thể bắn trúng hầu hết các mục tiêu quan trọng ở Mỹ bởi có tầm bắn 11.200km.

Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, dân số thế giới đạt 7,21 tỉ người vào ngày 01/01/2015 và dân số nước này đạt 320.090.857 người. Tuy có dân số đứng thứ ba thế giới, nhưng Mỹ kém xa Trung Quốc (1,36 tỉ người) và Ấn Độ (1,25 tỉ người). Trước đó, Giám đốc Ủy ban dân số Philippines (POPCOM), Tiến sĩ Juan Antonio Perez III cho biết. Và các quốc gia có dân số 100 triệu người trở lên bao gồm Trung Quốc (1,385 tỉ người), Ấn Độ (1,252 tỉ), Mỹ (320,1 triệu), Indonesia (249,9 triệu), Brazil (200,4 triệu), Pakistan (182,1 triệu), Nigeria (173,6 triệu), Bangladesh (156,6 triệu), Nga (142,7 triệu), Nhật Bản (127,1 triệu) và Mexico (122,3 triệu) và philippines (100 triệu).

 

Hồng Thất Công

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.