Tìm kiếm máy bay QZ8501, phát hiện nhiều thi thể trên biển Java
31 Tháng Mười Hai 2014 7:29 SA GMT+7
Dẫu không ai mong muốn nhưng sự thật là nhiều thi thể đã bắt đầu nổi lên mặt biển ngay sau khi các phương tiện tìm kiếm phát hiện các mảnh vỡ máy bay trôi nổi.
Một thành viên đội cứu hộ chuyển túi lên máy bay để đựng các thi thể vớt ngoài biển - Ảnh: Reuters
Một thành viên đội cứu hộ chuyển túi lên máy bay để đựng các thi thể vớt ngoài biển - Ảnh: Reuters

Như đã dự đoán trước đó, việc tìm kiếm chiếc máy bay số hiệu QZ8501 mất tích chở 162 người của Hãng hàng không AirAsia Indonesia sẽ không quá khó khăn vì ở khu vực đông tàu bè qua lại và đường bay đơn giản.

Nhưng cũng không ai mong một kết cục đến như thế. Mọi người vẫn mong có những phép mầu...

Thấy một bóng mờ hình máy bay

3 sự cố ở Philippines và Thái Lan

Chỉ trong ngày 30/12, có ba sự cố máy bay ở Thái Lan và Philippines, trong đó có hai vụ liên quan đến AirAsia. Sáng 30/12, chiếc máy bay mang số hiệu FD3254 của AirAsia đã phải quay lại sân bay quốc tế Don Mueang của Thái Lan ngay sau khi cất cánh để bay đến Khon Kaen, đông bắc Thái Lan vì phi công nghe tiếng động lạ trong khoang chứa hành lý. Khoảng hai tiếng sau, chiếc máy bay Airbus A-600 từ Bangkok đi London buộc phải quay lại thủ đô của Thái Lan ngay sau khi cất cánh vì phi công phát hiện có trục trặc kỹ thuật.

Trưa cùng ngày, chiếc máy bay mang số hiệu Z2272 của AirAsia bay từ Manila đã bị trật đường băng tại sân bay Kalibo ở đảo du lịch Boracay, khi phi công hạ cánh gặp điều kiện thời tiết xấu. AFP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Nida Gregas cho biết không ai bị thương, tất cả 153 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn khỏi máy bay.

Hôm qua, mọi phương tiện và nhân lực tham gia cuộc tìm kiếm được huy động về khu vực biển Java đến chiều tối 30/12, sau khi những mảnh vỡ và hàng chục thi thể nghi là của hành khách đi trên chuyến bay này được phát hiện.

Báo Jakarta Post dẫn lời người phát ngôn hải quân Indonesia Manahan Simorangkir Kadispenal cho biết tàu hải quân phát hiện 40 thi thể ở vùng biển phía tây đảo Borneo.

“Số thi thể phát hiện đang tăng” - ông Kadispenal cho biết. Tuy nhiên, ngay sau đó người phát ngôn này nói con số trên chưa chính xác do nhân viên của ông thông tin sai. Trên chuyến bay QZ8501 có 155 người Indonesia, 3 hành khách Trung Quốc, 1 người Singapore, 1 người Malaysia và 1 người Anh.

Chiều cùng ngày, giới chức Indonesia xác nhận các mảnh vỡ được phát hiện bao gồm một cửa thoát hiểm, một cửa khoang hành lý là của chiếc máy bay Airbus A320-200 QZ8501.

Hãng tin AFP dẫn lời giám đốc Cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia (BASAMAS) Bambang Soelistyo khẳng định ông chắc chắn 95% mảnh vỡ trôi trên biển là từ chiếc máy bay.

Ông Soelistyo cho biết thêm ngay sau khi phát hiện những mảnh vỡ này, một máy bay tìm kiếm của không quân Indonesia cũng đã phát hiện “một bóng mờ” có hình dạng của một máy bay nằm dưới đáy biển gần khu vực phát hiện các mảnh vỡ và thi thể nạn nhân. Ông nghi ngờ là của chiếc máy bay mất tích.

“Lúc 13g50, máy bay Hercules C130 của chúng tôi đã phát hiện một vật thể giống như bóng một chiếc máy bay đang nằm dưới đáy biển”- ông Soelistyo nhấn mạnh.

Nỗi đau vỡ òa

BASAMAS ngay sau đó đã triển khai 21 thợ lặn để trục vớt những mảnh vỡ còn lại và thi thể nạn nhân nếu còn mắc kẹt dưới đáy biển.

“Độ sâu của đáy biển, nơi phát hiện mảnh vỡ, khoảng 25-30m. Đó là lý do vì sao chúng tôi phải điều thợ lặn chuyên nghiệp của mình để trục vớt những vật thể còn dưới đáy biển” - ông Soelistyo cho biết.

Bộ Giao thông vận tải Indonesia trước đó cũng đã xác nhận mảnh vỡ có màu sơn đỏ và trắng trôi gần vùng biển ngoài khơi thị trấn Pangkalan Bun là của chiếc máy bay xấu số QZ8501.

Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Indonesia Djoko Murjatmodjo cũng khẳng định mảnh vỡ đó là cánh cửa thoát hiểm của chiếc máy bay, màu sơn trắng đỏ là màu đặc trưng của Hãng AirAsia Indonesia.

Tàu hải quân KRI Bung Tomo và máy bay trực thăng của Indonesia phát hiện cánh cửa thoát hiểm này vào lúc 13g50 cùng ngày.

Trước đó khoảng 30 phút, máy bay tìm kiếm cứu nạn Hercules C130 của không quân Indonesia cũng phát hiện nhiều thi thể nghi là các nạn nhân của tai nạn máy bay QZ8501.

Tin tức ban đầu về việc phát hiện những mảnh vỡ máy bay và thi thể đang làm tắt dần hi vọng của thân nhân hành khách đi trên chuyến bay. Khi truyền hình phát đi hình ảnh một thi thể trôi dạt trên biển, nỗi đau vỡ òa trong khu chờ đợi tại Trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia ở Surabaya.

Tập trung tìm kiếm ở khu tây Borneo

Ông Djoko Murjatmodjo nhấn mạnh cuộc tìm kiếm trong hôm nay (31/12) tập trung ở khu vực phát hiện mảnh vỡ.

Người phát ngôn của hải quân Indonesia cho biết cửa thoát hiểm, những chiếc túi oxy và thi thể nạn nhân đã được máy bay trực thăng đưa về Pangkalan Bun để kiểm tra.

Báo Jakarta Post dẫn lời phi công Tri Wibowo trên chiếc Hercules C130 của không quân Indonesia cho biết anh đã nhìn thấy hàng chục thi thể, túi xách cùng mảnh vỡ máy bay trôi dạt trên các vùng biển cách thị trấn Pangkalan Bun khoảng 160km về phía tây đảo Borneo vào khoảng 11g giờ Indonesia.

Từ đó trở đi các máy bay, tàu hải quân phát hiện thêm những mảnh vỡ và hành lý khác trôi dạt gần đó.

“Chúng tôi nghĩ rằng những hành khách đó vẫn còn sống và vẫy gọi chúng tôi hỗ trợ. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến gần hơn chúng tôi thấy rằng họ đã chết, thi thể đã trương phình lên” - trang mạng Kompas.com dẫn lời phi công Wibowo cho biết.

Trước đó, khoảng 10g máy bay vận tải cỡ trung bình C295 của Indonesia phát hiện mảnh vỡ đầu tiên ở eo biển Karimata.

Tính đến nay có 30 tàu và 21 máy bay của Indonesia, Úc, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ đã tìm kiếm trong khu vực rộng khoảng 18.520km2 ở biển Java.

 

MỸ LOAN

Theo TTO

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.